Về thời gian vay: Dà

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn sản xuất của hộ nông dân xã An Phụ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 43)

III. Thực trạng huy động vốn sản xuất cung về vốn sản xuất của hộ nông dân

2. Về thời gian vay: Dà

- Dài - Trung bình - Ngắn % % % 15,2 41,3 43,5 0 44,6 55,4 0 37,8 62,2 Kết quả điều tra cho thấy, các tổ chức tín dụng chính thức chủ yếu cho vay ngắn hạn và trung hạn với mức vốn vay từ 10 đến 20 triệu đồng/lượt. Khoảng 30% số hộ đánh giá lượng vốn vay/lượt hộ tại NHNN& PTNT là cao, 42,70% cho là trung bình còn lại cho là thấp. Tại NHCSXH vì lượng vốn phụ thuộc vào nguồn vốn trung ương cấp, mức vốn tự huy động rất thấp nên mức cho vay tới các hộ cũng không cao. Tại QTDND có 34,5% hộ cho là trung bình, 46,52% cho là thấp. Bên cạnh đó thời gian cho vay cũng là một trong các yếu tố có ảnh hưởng tới sự tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ nông dân. Đa số các hộ nông dân đều cho rằng thời gian cho vay của tất cả các tổ chức tín dụng ngắn, gây khó khăn cho hộ khi quay vòng vốn. Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các hộ nông dân ở xã An Phụ đã tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng chính thức. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của trình độ văn hóa của chính người vay cũng như ảnh hưởng của tính phức tạp trong các thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng nên các hộ, đặc biệt là hộ nghèo còn gặp phải không ít khó khăn khi vay vốn. Các hộ có điều kiện kinh tế khá và trung bình thường có khả năng tiếp cận với các tổ chức tín dụng chính thức tốt hơn so với các hộ nghèo. Hơn nữa, một số hộ nghèo được vay vốn song họ sử dụng cho chi tiêu và trả nợ chứ không phải đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh khiến cho không có khả năng hoàn trả khi đến hạn.

Tóm lại, qua thực trạng về nguồn tín dụng chính thức và nguồn tín dụng không chính thức, các phân tích về khó khăn trong việc hộ nông dân tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức như trên, nhận thấy thực tế tín dụng phi chính thức ở xã An Phụ huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể mặc dù những yếu tố không lành mạnh vẫn còn tồn tại ở mức cao, nhất là lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất thị trường chính thức cùng thời điểm. Nhưng trên thực tế vẫn cần phải thừa

nhận những yếu tố tích cực của thị trường phi chính thức. Nó bù đắp các thiếu hụt vốn của kênh tín dụng chính thức cũng như đáp ứng những nhu cầu giao dịch tín dụng đa dạng về quy mô, thời hạn, về điều kiện ràng buộc của khoản vay. Sự tồn tại của thị trường phi chính thức này phản ánh những nhu cầu về vốn chưa được đáp ứng từ kênh chính thức. Chừng nào mà những giao dịch này vẫn còn tồn tại thì không nên đặt vấn đề ngăn cấm bằng các biện pháp có tính hành chính mà chỉ nên đặt vấn đề hạn chế các mặt tiêu cực, không lành mạnh của các quan hệ này (vì đối với nhóm hộ thu nhập thấp, đây được xem là nguồn tín dụng rất quan trọng trong sản xuất cũng như chi tiêu).

Bảng: Lý do chọn và không chọn các hình thức tín dụng:

Lý do chọn Lý do không chọn

Vay ngân hàng, vay quỹ tín dụng, vay xóa đói giảm nghèo.

- Lãi suất thấp. - Vốn vay lớn.

- Dễ dàng vay khi được là thành viên.

- Thủ tục vay phức tạp, điều kiện ràng buộc quá chặt chẽ.

- Giải ngân chậm.

Vay người thân, vay hội

phụ nữ, vay hợp tác xã. - Lãi suất thấp hoặc khôngtốn lãi suất. - Chủ yếu giúp nhau phát triển kinh tế.

- Nguồn sẵn có tại xã.

- Ràng buộc sử dụng số tiền đi vay vào đúng mục đích. - Khi là thành viên của hội mới được vay.

Vay hàng xóm, vay khác. - Thời gian giải ngân nhanh. - Thủ tục đơn giản.

- Không cần phải thế chấp tài sản.

- Lãi suất cao.

- Gặp rủi ro cao nếu hoạt động sản xuất thất bại. - Bị lệ thuộc vào các điều kiện khác mà bên cho vay đặt ra (phải mua hàng,..) Nếu khu vực tín dụng chính thức (như: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ tín dụng) hoạt động mạnh sẽ giúp tín dụng nông thôn đạt hiệu quả. Tuy nhiên, khu vực chính thức thường thích giao dịch với khách hàng lớn, có quy mô vốn vay nhiều, không chú trọng đến các hộ nông thôn quy mô buôn bán nhỏ lẻ, các hộ nông dân thu nhập thấp, các hộ nông dân không có đất hoặc không có tài sản đảm bảo giống như tổ chức tín dụng yêu cầu vì cho rằng các đối tượng này có rủi ro cao, món vay nhỏ nên lợi nhuận thu được thấp. Vì vậy làm cho nhóm thu nhập thấp có tâm lý ngại giao dịch với ngân hàng. Thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, thiếu tiền trong chi tiêu buộc một số hộ nông dân tìm đến người thân, láng giềng, người cho vay nặng lãi, các hội tiết kiệm tín dụng tự phát, những hội tương trợ,.. Đây là nguồn tín dụng chủ yếu dành cho những hộ nông dân có thu nhập

thấp và số tiền vay nhỏ, có tính đột xuất, thời gian ngắn. Nhìn chung, tín dụng phi chính thức góp phần giải quyết nhu cầu tín dụng rất cụ thể: sản xuất buôn bán nhỏ, trang trải những chi tiêu đột xuất trong gia đình.

Khu vực tín dụng chính thức với thủ tục phức tạp, nhiều điều kiện ràng buộc. Công nghệ ngân hàng cũng như mạng lưới viễn thông mới chưa phát triển dẫn đến việc các hộ nông dân hạn chế trong việc tiếp cận tín dụng. Qua đó cũng phần nào lý giải tại sao các dịch vụ ngân hàng ở xã An Phụ còn nghèo nàn, chủ yếu là tín dụng truyền thống, các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng nông nghiệp còn rất hạn chế. Sản phẩm tín dụng của ngân hàng chưa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ đi kèm. Còn khu vực phi chính thức có nhiều đặc điểm phù hợp với nông thôn như: gần gũi với hộ nông dân, nằm ngay tại địa phương, hoạt động linh hoạt, các điều khoản tín dụng đáp ứng nhu cầu cụ thể và tương xứng với khả năng của từng khách hàng, thủ tục giao dịch đơn giản, gọn nhẹ, ít phiền hà, quy tắc dễ hiểu và dễ thực hiện, tín dụng nhanh chóng đến tay người có nhu cầu vay vốn, các giao dịch chủ yếu dựa vào chữ tín, quan hệ cá nhân giữa người cho vay và người đi vay. Tuy nhiên, ở thị trường phi chính thức cũng có nhiều hạn chế, nhất là lãi suất rất cao, có khi lên đến 2- 5 lần lãi suất ngân hàng kèm theo những ràng buộc như mua nguyên vật liệu, hàng hóa tiêu dùng gây bất lợi cho người đi vay, các khoản vay có giá trị nhỏ và rất ngắn ngày, không kích thích hoạt động đầu tư sản xuất.

Rõ ràng trong bối cảnh nông thôn ở xã An Phụ, hệ thống tín dụng chính thức ngày càng đóng vai trò chủ yếu trong quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân và giữ vai trò quyết định trong việc cung cấp tín dụng đến nông dân. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng hệ thống tín dụng phi chính thức vẫn tiếp tục tồn tại và góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu tín dụng của hộ nông dân mặc dù lãi suất của khu vực phi chính thức cao hơn nhiều so với khu vực chính thức.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn sản xuất của hộ nông dân xã An Phụ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w