Nguồn vốn vay

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn sản xuất của hộ nông dân xã An Phụ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 34)

III. Thực trạng huy động vốn sản xuất cung về vốn sản xuất của hộ nông dân

3.2.Nguồn vốn vay

3.2.1. Nguồn vốn tín dụng chính thức:

Nguồn vốn tín dụng chính thức mà các hộ nông dân ở xã An Phụ có thể tiếp cận bao gồm vốn của NHNN&PTNT, NHCSXH huyện Kinh Môn và QTDND xã An Phụ. Hộ nông dân tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức thông qua hai hình thức là tiếp cận trực tiếp và tiếp cận gián tiếp. Theo hình thức thứ nhất, hộ nông dân có thể vay

vốn trực tiếp từ các tổ chức tín dụng khi họ đáp ứng đầy đủ thủ tục và yêu cầu của từng tổ chức. Đối với trường hợp này, người vay chủ yếu là các hộ sản xuất kinh doanh với quy mô lớn thuộc nhóm hộ khá. Theo hình thức thứ hai, hộ nông dân vay vốn gián tiếp thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội như Hội nông dân (HND), Hội phụ nữ (HPN), Hội cựu chiến binh (HCCB) và đoàn thanh niên (ĐTN). Đối tượng vay vốn trong trường hợp này thường là các hộ thuộc diện chính sách, đối tượng được ưu tiên cà chủ yếu là các hộ nghèo.

Giao dịch trực tiếp Quan hệ tác động Quan hệ chỉ đạo

Sơ đồ trên cho thấy các hộ có thể giao dịch trực tiếp với tất cả các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động trên địa bàn xã An Phụ. Tuy nhiên, đối với NHNo&PTNT thì hộ có thể vừa giao dịch trực tiếp vừa thông qua các tổ chức đoàn hội. Các hộ có thể trực tiếp tới ngân hàng làm đơn xin vay vốn nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tài sản thế chấp và dự án sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp hộ nông dân không có tài sản thế chấp thì có thể vay thông qua sự bảo lãnh của Hội phụ nữ (HPN), Hội nông dân (HND) và Hội cựu chiến binh (HCCB). Riêng đối với NHCSXH, hộ chỉ có thể giao dịch thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội vì các đối tượng vay là hộ nghèo, gia đình chính sách, các gia đình gặp khó khăn nên họ không có tài sản thế chấp để vay. Do vậy, có thể khẳng định các đoàn thể xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp cận nguồn vốn TDCT của hộ nông dân.

Kết quả điều tra chứng tỏ rằng số hộ có nhu cầu vay tại NHNo&PTNT và NHCSXH chiếm tỷ lệ cao. Trong số 50 hộ điều tra: 35 hộ (chiếm 58,33%) có nhu cầu vay vốn tại NHNo&PTNT,nhưng trên thực tế chỉ có 28 hộ làm đơn vay vốn và có 25 hộ được vay. Có 43 hộ có nhu cầu vay tại NHCSXH nhưng chỉ có 39 hộ làm đơn vay và 33 hộ được vay. Sở dĩ nhiều hộ muốn vay tại NHCSXH hơn vì họ được hưởng lãi suất ưu đãi cho dù là vay cho mục đích sản xuất nông nghiệp hay vay cho con đi học

QTDND NHCSXH NHNN&PTNT UBND xã, HPN, HND, HCCB, ĐTN Ban XĐGN cấp xã

Chi hội trưởng, trưởng thôn, chi đoàn

đại học hoặc cao đẳng. Mặt khác, khi vay tại NHCSXH các hộ được sự giúp đỡ, bảo lãnh của các đoàn thể như HPN, HND, HCCB xã nên dễ dàng trong việc tiếp cận nguồn vốn hơn. Khác với NHCSXH, QTDND lại cho các hộ vay trực tiếp không thông qua các tổ chức đoàn thể vì vậy chỉ có 18 hộ làm đơn vay (14 hộ được vay) trong số 25 hộ có nhu cầu vay. Phần lớn các hộ không làm đơn vay là vì sợ rủi ro, sợ không trả được đúng hạn, cũng có hộ ngại vay do thủ tục phức tạp.

3.2.2. Nguồn vốn tín dụng phi chính thức:

Khái niệm tín dụng phi chính thức được dùng ở đây với nghĩa tương đối, phản ánh một thực trạng tài chính rất phức tạp ở nông thôn nước ta hiện nay. Thuật ngữ phi chính thức thường được dùng để chỉ những quan hệ tín dụng ngầm hoặc nửa công khai (nhiều trường hợp là công khai) ở đó có một hoặc một số hoặc tất cả các yếu tố vượt ra ngoài khuôn khổ của thể chế pháp lý hiện hành (mà yếu tố cơ bản nhất là lãi suất). Tuy nhiên, trong thực tế, nó cũng có thể bao gồm cả những quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các cư dân nông thôn mà yếu tố lãi suất hoàn toàn bình thường, thậm chí thấp hơn so với lãi suất thị trường chính thức. Những quan hệ này phát sinh trên cơ sở những quan hệ tình cảm (họ tộc, bạn bè...) hoặc nhiều thứ quan hệ đa dạng khác.

Vì vậy, để cho bao quát nên hiểu tín dụng phi chính thức bao gồm những giao dịch tín dụng theo kiểu tài chính trực tiếp giữa các chủ thể kinh tế nông thôn với nhau và những giao dịch tài chính gián tiếp không thông qua những tổ chức tín dụng hoạt động trong khuôn khổ của luật tổ chức tín dụng (tín dụng chính thức).

Qua điều tra, nhận thấy các hình thức tài chính không chính thức chủ yếu ở xã An Phụ gồm:

- Tín dụng của những người cho vay chuyên nghiệp:

Người cho vay là những người khá giả ở nông thôn, thường dùng nguồn vốn tự có để cho vay. Thủ tục đơn giản qua ký kết hoặc thỏa thuận miệng, không cần thế chấp. Lãi suất cho vay thường gấp 2- 3 lần tín dụng chính thức. Thời hạn vay thường ngắn, thậm chí có thể vay nóng một vài ngày. Lượng vốn cho vay thường nhỏ hơn 10 triệu. Người cho vay thường hoạt động trong khu vực mình sinh sống.

- Tín dụng nhóm tổ, phường, hội:

Đây là hình thức hợp tác với nhau giữa các hộ nên rất đa dạng và theo các quy tắc riêng. Hình thức rất phổ biến trong nông thôn bằng cách các thành viên góp vốn

theo quy định để tạo ra một lượng vốn cho từng người sử dụng trong một thời gian nhất định. Tính tích cực của hình thức này là tính hợp tác và tiết kiệm trong tạo vốn cho nhau giữa những người trong thôn xóm.

- Tín dụng tư thương:

Đây là hình thức mua bán chịu vật tư hàng hóa giữa người buôn bán và cung cấp dịch vụ nông nghiệp. Trong quan hệ vay vốn là hiện vật, vốn trả là tiền, thủ tục vay đơn giản qua sự trao đổi hàng hóa vật tư và ký vào sổ nợ. Thời gian chịu nợ thường là một chu kỳ sản xuất kinh doanh, việc tính lãi thường theo thỏa thuận và thường biến động.

- Tín dụng dựa trên quan hệ thân thiết, họ hàng, hàng xóm,..:

Người cho vay là người thân, bạn bè, họ hàng,..của người đi vay vì vậy thủ tục vay đơn giản qua ký kết hoặc thỏa thuận miệng, không cần thế chấp.

Khu vực không chính thức có ưu thế về sự thuận tiện và tính linh động trong khi vay vốn, các thông tin về người vay, người cho vay nắm rất rõ nên không cần tài sản thế chấp, thủ tục cho vay đơn giản nhưng lãi suất cho vay thường cao và lượng vốn vay nhỏ, thời gian vay ngắn.

Từ đó ta có thể chia ra:

- Vay ngân hàng, quỹ tín dụng, xóa đói giảm nghèo (vay ngân hàng chính sách) là hình thức tín dụng chính thức.

- Vay hàng xóm, vay người thân, hội phụ nữ, hợp tác xã, vay khác là hình thức tín dụng phi chính thức.

Từ kết quả trên ta thấy, tỷ lệ hộ tiếp cận với hình thức tín dụng chính thức có sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm hộ:

- Nhóm hộ có thu nhập cao: vay ngân hàng là 74%, vay quỹ tín dụng là 18%. - Nhóm hộ thu nhập khá: vay ngân hàng 40%, vay quỹ tín dụng 4%.

- Nhóm hộ thu nhập trung bình: vay ngân hàng 13%, vay quỹ tín dụng 10%. - Nhóm thu nhập thấp: vay xóa đói giảm nghèo (ngân hàng chính sách xã hội) 28%.

Nhìn chung tỷ lệ các nhóm hộ vay trên hệ thống tín dụng chính thức còn thấp. Vay ngân hàng, vay quỹ tín dụng chỉ tập trung ở nhóm hộ có thu nhập cao 92%, thu nhập khá 44%, thu nhập trung bình 23% và nhóm thu nhập thấp là 0%, điều đó có thể lý giải rằng: Do nhóm hộ thu nhập thấp là nhóm tập trung những hộ không có đất canh tác hoặc diện tích đất canh tác thấp, mặt khác khi vay vốn phải đáp ứng các nhu cầu ràng buộc như: tài sản thế chấp, thời gian, thủ tục, món vay… mà hầu như những hộ này không đáp ứng được. Trong khi đó, chỉ có 28% nhóm hộ có thu nhập thấp được tiếp cận với nguồn vay xóa đói giảm nghèo. Điều đó đã gây không ít khó khăn cho các nhóm hộ có nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất cũng như trong chi tiêu hàng ngày. Bên cạnh nguồn tín dụng chính thức thì có một nguồn tín dụng khác cũng tồn tại song hành và được các hộ nông dân tiếp cận, đặc biệt là nhóm có thu nhập thấp đó là nguồn tín dụng phi chính thức. Tỷ lệ các nhóm hộ vay vốn trên thị trường phi chính thức:

- Nhóm hộ có thu nhập cao: vay người thân 4%, vay hội phụ nữ là 4%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhóm hộ thu nhập khá: vay người thân 12%, vay hợp tác xã 16%, vay hàng xóm 28%.

- Nhóm hộ thu nhập trung bình: vay người thân 6%, vay hội phụ nữ 6%, vay hợp tác xã 10%, vay hàng xóm 49%, vay khác 6%.

- Nhóm thu nhập thấp: vay người thân 8%, vay hội phụ nữ 4%, vay hàng xóm 44%, vay khác 16%.

Đối với nhóm thu nhập thấp nguồn tín dụng phi chính thức được coi là nguồn vốn rất quan trọng trong quá trình sản xuất cũng như trong tiêu dùng hàng ngày, còn đối với nhóm thu nhập khá, trung bình thì đây là nguồn tín dụng mang chỉ tính đột xuất, tạm thời mà từ thị trường chính thức không thể đáp ứng được như: ốm đau, bệnh

tật, thiên tai, mất mùa. Nguồn vốn vay ở thị trường này thường nhỏ nhưng lãi suất thì lại cao.

Mặc dù đây là kênh tín dụng phi chính thức nhưng nó được hầu hết các nhóm hộ từ thu nhập thấp đến cao sử dụng rất phổ biến dù lãi suất có khi cao gấp 2 – 5 lần lãi suất trên thị trường chính thức. Vì ở thị trường này có các điều kiện ràng buộc cũng như thủ tục không phức tạp như trên thị trường chính thức: không cần phải thế chấp tài sản, thời gian nhanh, thủ tục đơn giản, nguồn sẵn có tại địa phương, chủ yếu dựa vào chữ tín…

Trong các loại hình tín dụng phi chính thức, loại hình mà được các nhóm hộ sử dụng phổ biến nhất là vay hàng xóm: nhóm thu nhập khá 28%, thu nhập trung bình 49%, thu nhập thấp 44% chiếm một tỷ lệ khá cao.

Bên cạnh vay hàng xóm còn một số nguồn tín dụng phi chính thức khác cũng khá quan trọng đối với các nhóm hộ như: vay người thân, vay hội phụ nữ, vay hợp tác xã, vay nóng… chiếm một tỷ lệ không đáng kể so với vay hàng xóm nhưng nó cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu về vốn của các hộ nông dân.

3.2.4. Các hình thức tín dụng phân theo trình độ học vấn của chủ hộ :

Từ kết quả cho thấy:

- Nhóm hộ có trình độ học vấn cấp I có số vốn vay trên thị trường chính thức: vay ngân hàng 15%, vay quỹ tín dụng 5%, vay xóa đói giảm nghèo 8% chiếm tỷ lệ thấp so với thị trường phi chính thức: vay người thân 6%, vay hội phụ nữ 2%, vay hợp tác xã 6%, vay hàng xóm 50%, vay khác 8%. Sở dĩ có tình trạng trên là do trình độ hiểu biết chưa cao nên khi tiếp xúc với các thủ tục của ngân hàng họ cảm thấy phiền phức, rườm rà, rắc rối, đặc biệt là nhóm hộ này còn có tâm lý ngại giao dịch với ngân hàng.

- Nhóm hộ có trình độ học vấn cấp II có số vốn vay trên thị trường chính thức: vay ngân hàng 44%, vay quỹ tín dụng 9%, vay xóa đói giảm nghèo 3% chiếm tỷ lệ cao hơn so với thị trường phi chính thức: vay người thân 6%, vay hội phụ nữ 9%, vay hợp tác xã 9%, vay hàng xóm 20%.

- Nhóm hộ có trình độ học vấn cấp III: vay ngân hàng là 67%, vay người thân 33%.

- Trên phổ thông là 0%.

Từ đó ta thấy trình độ học vấn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc hộ nông dân sử dụng hình thức tín dụng nào, nhóm hộ có trình độ học vấn càng thấp có xu hướng vay trên thị trường tín dụng phi chính thức càng nhiều.

3.2.5. Những khó khăn của các hộ nông dân khi tiếp cận nguồn tín dụng chính thức :

Thủ tục và phương thức cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức ảnh hưởng lớn đến sự tiếp cận của hộ nông dân. Tổ chức tín dụng nào có thủ tục và phương pháp cho vay đơn giản nhanh gọn thì sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn hơn. Đánh giá của hộ cho thấy quĩ tín dụng nhân dân có thủ tục và phương thức cho vay đơn giản nhất và nhanh nhất nên người dân dễ dàng tiếp cận hơn. Thời gian từ khi làm đơn vay, chờ xét duyệt đến khi nhận được vốn vay chỉ mất từ 3- 5 ngày. Đối với NHNN&PTNT, thủ tục và phương thức cho vay còn khá phức tạp nên nhiều hộ nông dân khó tiếp cận được đặc biệt là các hộ nghèo và các hộ mà chủ hộ có trình độ văn hoá thấp. Đối với NHCSXH, thủ tục và phương thức cho vay phức tạp hơn nhiều vì các hộ được vay phải có đủ các điều kiện và giấy tờ xác nhận là hộ nghèo hoặc hộ gặp khó khăn, thời gian chờ đợi xét để cho vay tương đối dài vì vậy không phù hợp với các hộ thuộc diện chính sách.

Bảng: Đánh giá của hộ nông dân về thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức

Chỉ tiêu Đơn vị NHNN&PTNT NHCSXH QTDND Số ý kiến đánh giá về thủ tục cho vay Hộ 46 50 45 Thuận lợi % 21,7 34,0 44,4 Bình thường % 60,9 49,1 42,2 Rườm rà % 17,4 17,0 13,3

Số liệu trong bảng trên cho thấy phần lớn (40- 60%) các hộ nông dân cho rằng thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng là bình thường, tuy nhiên vẫn có một số hộ (13- 18%) đánh giá thủ tục cho vay là phức tạp. Vì vậy, để giúp các hộ nông dân tiếp cận được với nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức và có điều kiện phát triển kinh tế hộ, các tổ chức tín dụng chính thức cần cải thiện thủ tục cho vay đơn giản, phù hợp và linh hoạt.

Bảng: Đánh giá của hộ nông dân về lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức

Chỉ tiêu Đơn vị NHNN&PTNT NHCSXH QTDND Số ý kiến đánh giá về lãi

suất cho vay

Hộ 46 50 45

Cao % 73,9 0,0 86,7

Trung bình % 26,1 86,8 13,3

Thấp % 0,0 13,2 0,0

Hầu hết các hộ nông dân đều cho rằng lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức còn cao, nhất là các hộ thuần nông sản xuất và kinh doanh kém hiệu quả. Có 34 hộ (73,91%) cho rằng lãi suất cho vay tại NHNN&PTNT là cao còn lại cho rằng lãi suất cho vay hiện tại là trung bình. Đa số các hộ nông dân đều cho rằng lãi suất của cho vay của NHCSXH qua các tổ chức đoàn thể là vừa phải. Lãi suất của QTDND được 86,67% số hộ điều tra đánh giá là cao và 13,33% số hộ cho rằng ở mức trung bình. Do vậy, để người dân có thể tiếp cận được nguồn vốn TDCT, các ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng cần có biện pháp giảm lãi suất nhằm hỗ trợ các hộ nông dân khi vay vốn, tạo điều kiện ngày càng có nhiều hộ tham gia vay vốn để phát triển sản xuất.

Bảng : Đánh giá của hộ nông dân về lượng vốn vay và thời gian cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức

Đơn vị NHNN&PTNT NHCSXH QTDND Số ý kiến đánh giá : 1. Về mức vốn vay/ lượt hộ : - Cao - Trung bình - Thấp Hộ % % % 46 30,2 42,7 27,1 50 0 12,2 87,8 45 19,0 34,5 46,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn sản xuất của hộ nông dân xã An Phụ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 34)