Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 35 - 37)

hàng thương mại

1.3.3.1Các nhân tố thuộc về khách hàng

- Năng lực tài chính của khách hàng: thể hiện thông qua quy mô sản xuất và mức vốn tự có của khách hàng. Nếu quy mô và tỷ lệ vốn tự có cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhanh hay tính lỏng của tài sản càng lớn thì thể hiện năng lực tài chính của khách hàng mạnh. Một khách hàng có năng lực tài chính cao sẽ là yếu tố đảm bảo cho việc khách hàng sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nên dễ được ngân hàng chấp nhận hơn vì những khách hàng này có tỷ lệ rủi ro thấp hơn.

Ngoài năng lực tài chính của khách hàng thì ngân hàng còn quan tâm đến khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, tốc độ quay vòng vốn. Vì nếu khả năng sản xuất kinh doanh cao, tốc độ quay vòng vốn nhanh thì khả năng sinh lời và khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của khách hàng là rất lớn, khách hàng có thể trả nợ cho ngân hàng nhanh hơn. Mặt khác, uy tín của khách hàng là một vấn đề lớn đối với các ngân hàng, ngân hàng cần phải xem xét kỹ những yếu tố này khi chấp nhận bảo lãnh.

Ngân hàng chỉ tiến hành bảo lãnh cho những dự án khả thi. Dự án khả thi là dự án mà việc thực hiện nó là cần thiết, sản phẩm của nó đáp ứng được nhu cầu thị trường. Nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với sự phát triển của ngành, của khu vực và Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mặt khác khi xây dựng dự án đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định đúng lượng vốn cần thiết, tính đến sự biến động của thị trường để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất mà doanh nghiệp có thể gặp phải và cũng đồng thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng và nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.

- Tài sản đảm bảo cho bảo lãnh

Cũng như hoạt động tín dụng, biện pháp đảm bảo là một yêu cầu cần thiết đối với hoạt động bảo lãnh. Tài sản đảm bảo giúp bảo vệ cho ngân hàng tránh khỏi những thất thoát không đáng có nếu rủi ro sảy ra đồng thời thúc đẩy khách hàng thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình hơn. Các hình thức đảm bảo cho bảo lãnh gồm: ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba và các biện pháp đảm bảo khác theo quy định của pháp luật. Với mỗi khách hàng khác nhau, ngân hàng sẽ áp dụng chính sách về tài sản đảm bảo khác nhau để phù hợp nhất với đặc điểm sản xuất kinh doanh của họ.

1.3.3.2 Môi trường kinh tế: kinh tế tác động lớn đến hoạt động bảo lãnh của

ngân hàng theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn, lợi nhuận thu về lớn hơn, nên họ sẽ thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình điều này giúp cho ngân hàng có thể giảm thiểu được rủi ro và tăng thu nhập cho mình. Tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng cả phạm vi lẫn quy mô hoạt động bảo lãnh. Nhưng nếu nền kinh tế suy thoái, lạm phát cao, đẩy các doanh nghiệp vào trong tình trạng thua lỗ, gây rủi ro cho hoạt động bảo lãnh của ngân hàng vì doanh nghiệp sẽ khó có thể thực hiện nghĩa vụ đã ký kết trong hợp đồng dẫn đến việc ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay với bên thứ

ba. Qua đó làm giảm thu nhập của ngân hàng và khó có thể mở rộng hoạt động bảo lãnh.

13.3.3 Môi trường chính trị: đây luôn là mối quan tâm của các nhà đầu tư, vì

các nhà đầu tư, họ chủ yếu đầu tư vào những thị trường có môi trường chính trị ổn định, nếu thị trường chính trị không ổn định thì khả năng mất vốn là rất lớn. Mặt khác, đối với các ngân hàng khi có sự thay đổi của môi trường chính trị cũng gây ảnh hưởng lớn đến tất cả các hoạt động nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Làm cho các ngân hàng có thể lâm vào tình trạng mất uy tín, giảm lợi nhuận thậm chí dẫn đến phá sản.

1.3.3.4 Môi trường pháp lý

Nguồn luật quốc tế về bảo lãnh: Hiện nay trên thế giới nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện theo quy ước thống nhất do phòng thương mại quốc tế ban hành thực hiện song song với các quy tắc của ICC. Các bên tham gia có thể lựa chọn một trong hai quy tắc, nhưng nếu có tranh chấp sảy ra thì phải áp dụng theo những quy định cụ thể trong quy tắc của ICC đã được tham chiếu trong hợp đồng.

Luật và các quy chế quốc gia: Mỗi nước đều xây dựng cho mình một khung pháp luật riêng, điều chỉnh mọi hoạt động của nền kinh tế. Chính vì vậy, nếu hệ thống pháp luật không phù hợp thì nó sẽ là nhân tố gây khó khăn và kìm hãm sự phát triển của sản xuất. Pháp luật phù hợp tạo môi trường thuận lợi và hiệu quả cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động của Ngân hàng và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Hoạt động bảo lãnh hiện nay không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng ra nước ngoài nên đòi hỏi các quy định phải phù hợp với các thông lệ quốc tế và Ngân hàng nhà nước cần phải xác định các quy định chuẩn mực về hoạt động bảo lãnh.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w