1.3.1 Quan niệm về mở rộng hoạt động bảo lãnh
Trong thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế, rủi ro luôn là yếu tố tiềm ẩn và có thể xuất hiện trong bất cứ một thương vụ nào và dưới nhiều hình thức khác nhau. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế và khắc phục được rủi ro và bảo lãnh ngân hàng ra đời. Bảo lãnh ngân hàng là một trong những nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại không những góp phần đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng mà còn làm tăng thu nhập cho ngân hàng thông qua việc thu phí bảo lãnh. Vì vậy mở rộng hoạt động bảo lãnh luôn là chiến lược của các ngân hàng.
Mở rộng hoạt động bảo lãnh là sự gia tăng khối lượng các hợp đồng bảo lãnh cả về quy mô và chất lượng. Cụ thể để đánh giá khả năng mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng ta xem xét các chỉ tiêu sau:
Đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh: Được thể hiện ở việc ngân hàng có thực
hiện nhiều loại hình bảo lãnh không, có đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng hay chưa. Nền kinh tế ngày càng phát triển tạo ra nhu cầu ngày càng nhiều và càng phức tạp của khách hàng. Đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh là cách để ngân hàng thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó thu hút thêm đựơc nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng hơn. Các loại hình bảo lãnh càng đa dạng, càng chứng tỏ sự phát triển toàn diện của ngân hàng.
Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm: đây là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền
bảo lãnh phát sinh trong năm, doanh số bảo lãnh năm sau cao hơn năm trước đã chứng tỏ quy mô hoạt động bảo lãnh tăng lên. Bên cạnh đó, thu phí bảo lãnh cũng được tính theo tỷ lệ % trên số tiền bảo lãnh, khi doanh số bảo lãnh cao làm doanh thu từ hoạt động bảo lãnh cũng tăng lên. Như vậy doanh số bảo lãnh phát sinh
trong năm thể hiện quy mô và tỷ trọng của hoạt động bảo lãnh và là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự mở rộng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
Số lượng khách hàng bảo lãnh: Số lượng khách hàng tăng cho thấy ngân hàng
ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo lãnh của khách hàng. Qua đó thể hiện nỗ lực của ngân hàng trong việc thực hiện chính sách marketing trong hoạt động bảo lãnh.
Dư nợ bảo lãnh: Là chỉ tiêu phản ánh số lượng bảo lãnh phát sinh trong năm và là một trong những chỉ tiêu quan trọng có thể đưa ra nhận xét về sự mở rộng của hoạt động bảo lãnh. Chỉ tiêu này khá chi tiết và được chia theo: dư nợ bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh theo các thành phần kinh tế, dư nợ bảo lãnh theo thời hạn bảo lãnh. Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh giúp các nhà lãnh đạo nắm bắt được thực trạng của hoạt động bảo lãnh, thấy được loại hình bảo lãnh nào là thế mạnh của ngân hàng và khách hàng thường xuyên sử dụng hoạt động bảo lãnh là ai để từ đó có những định hướng cụ thể cho năm tiếp theo.
Có những trường hợp dư nợ bảo lãnh phát sinh trong năm là rất cao nhưng ngân hàng vẫn phải đứng ra thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng. Như vậy, mức dư nợ cao không thể kết luận ngay là hoạt động bảo lãnh có sự mở rộng. Nên khi đánh giá thực trạng mở rộng hoạt động bảo lãnh không chỉ phụ thuộc vào chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh mà còn phụ thuộc vào nhiều chỉ tiêu khác.
Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh
Để tính doanh thu từ hoạt động bảo lãnh có thể áp dụng công thức sau: Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh = Thu phí bảo lãnh + Phụ phí
Phí thu từ dịch vụ bảo lãnh = Tỷ lệ % x số tiền bảo lãnh
Tại điều 22 Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN, quy định mức phí bảo lãnh “Khách hàng phải trả cho tổ chức tín dụng phí bảo lãnh. Mức phí bảo lãnh do các bên thoả thuận, không vượt quá 2%/ năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh. Trường hợp mức phí bảo lãnh theo tỷ lệ này thấp hơn 300.000 đồng thì tổ chức tín
dụng được thu phí tối thiểu là 300.000 đồng”. Như vậy mức phí được tính trên tỷ lệ % số tiền đang được bảo lãnh và tỷ lệ thuận với số tiền bảo lãnh. Muốn tăng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh hay phí bảo lãnh, ngân hàng cần phải thu hút những hợp đồng bảo lãnh có giá trị lớn.
Phụ phí: là các chi phí phát sinh liên quan đến giao dịch bảo lãnh và được thoả thuận bằng văn bản.Thường có các loại phụ phí như: Phí phát hành thư bảo lãnh, phí huỷ thư bảo lãnh, phí thông báo thư bảo lãnh do ngân hàng nước ngoài phát hành, …những phí này là những chi phí phát sinh ở tất cả các ngân hàng khi thực hiện bảo lãnh.
Như vậy doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu và doanh thu từ các hoạt động khác. Mở rộng hoạt động bảo lãnh sẽ đem lại nguồn thu nhập ngày càng cao cho các ngân hàng và qua đó vị thế của ngân hàng cũng được nâng lên.
Tỷ trọng doanh thu từ hoạt Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh động bảo lãnh trong =
doanh thu từ dịch vụ Doanh thu từ dịch vụ
Tỷ trọng doanh thu từ Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh hoạt động bảo lãnh =
trọng tổng doanh thu Tổng doanh thu
Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh càng cao thể hiện khả năng sinh lời của hoạt động bảo lãnh càng lớn và tầm quan trọng của nó trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng và hoạt động dịch vụ.
Tài sản đảm bảo cho bảo lãnh: để giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng đồng thời
cũng nâng cao trách nhiệm thực hiện hợp đồng của bên được bảo lãnh. Khi tiến hành hoạt động bảo lãnh thì ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo phòng khi khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng. Các loại tài sản đảm bảo:
ký quỹ, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của người thứ ba…Tài sản đảm bảo phải phù hợp, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhưng cũng không được gây thiệt hại cho khách hàng. Vì nếu ngân hàng đòi mức ký quỹ cao sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn làm ảnh hưởng đến khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của khách hàng, ngược lại, ngân hàng chấp nhận hình thức tín chấp, điều đó mang lại rất nhiều thuận lợi cho khách hàng nhưng sẽ đặt ngân hàng đứng trước những rủi ro lớn. Vì vậy với từng loại khách hàng khác nhau có thể áp dụng hình thức đảm bảo khác nhau phụ thuộc vào uy tín, khả năng sản xuất kinh doanh và mối quan hệ với ngân hàng.