Thiết kế bố trí lớp đáy móng

Một phần của tài liệu Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế 22 TCN 211-06 (Trang 32)

Phạm vi áp dụng:

Trong trờng hợp vì các lý do kinh tế – kỹ thuật khác nhau dẫn đến khó đảm bảo đợc 4 yêu cầu đối với khu vực tác dụng nêu ở mục 2.5.2 thì ngời thiết kế nên xét đến giải pháp bố trí lớp đáy móng;

Phải bố trí lớp đáy móng thay thế cho 30cm phần đất trên cùng của nền đờng đ- ờng cao tốc, đờng cấp I, đờng cấp II và đờng cấp III có 4 làn xe trở lên, nếu bản thân phần đất trên cùng của nền đờng không đạt đợc các yêu cầu nêu trên và cũng nên bố trí lớp đáy móng đối với các loại cấp đờng nêu trên cả khi phần đất trong khu vực tác dụng đã đạt các yêu cầu ở mục 2.5.1.

Các đờng từ cấp IV đến VI ở các khu vực khan hiếm đất đắp bao nền cát đợc phép rải lớp móng đờng trực tiếp trên cát nhng phải đặc biệt chú ý trong quá trình thi công về độ bằng phẳng và sự xáo trộn lớp cát trên bề mặt.

Phải thiết kế lớp đáy móng khi nền đắp bằng cát, bằng đất sét trơng nở và khi đ- ờng qua vùng ma nhiều hoặc chịu tác động của nhiều nguồn ẩm khác nhau.

Cấu tạo lớp đáy móng

Với các chức năng đề cập ở mục 1.2.4, lớp đáy móng đợc cấu tạo bằng đất hoặc vật liệu thích hợp. Nếu bằng đất thì phải là đất có cấp phối tốt và không đợc bằng cát các loại. Nên dùng cấp phối thiên nhiên phù hợp với 22 TCN 304 - 03, đất gia cố vôi hoặc xi măng với tỷ lệ thấp hoặc vừa phải.

Sử dụng loại vật liệu gì thì sau khi thi công vẫn phải bảo đảm đạt các yêu cầu sau:

- Bề dày tối thiểu là 30cm;

Nếu lớp đáy móng bằng đất hoặc cấp phối thì độ chặt đầm nén phải đạt độ chặt K =1 – 1,02 (so với đầm nén tiêu chuẩn theo 22 TCN 333 - 06);

- Vật liệu làm lớp đáy móng phải có mô đuyn đàn hồi ở độ chặt và độ ẩm thi công E≥50 MPa hoặc tỷ số CBR ngâm bão hoà 4 ngày đêm ≥ 12%;

Bề rộng lớp đáy móng ít nhất phải rộng hơn bề rộng tầng móng mỗi bên 15cm nhng nên làm bằng cả bề rộng nền đờng.

Một phần của tài liệu Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế 22 TCN 211-06 (Trang 32)