Trong giai đoạn 2006- 2009

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI vào ngành bưu chính – viễn thông giai đoạn 2011 2015 (Trang 29)

được đưa vào thực hiện.Tính chung, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2009 là 1.239.654.000 USD

Bảng 2.1:Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông trong giai đoạn 2006 - 2009.

STT Năm Vốn thực hiện (USD) Tốc độ hàng năm

% So với tổng vốn

2 2007 228.700.000 37.98 18.43

3 2008 387.930.000 69.62 36.12

4 2009 457.280.000 17.88 42.58

Tổng 1.239.654.000 100

Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư

Trong 4 năm từ 2006 - 2009, vốn đầu tư trực tiếp tư nước ngoài không ngừng gia tăng . Xét về cả giai đoạn 2006 – 2009, so vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành bưu chính viễn thông tăng 4,2 lần so với cả đoạn 2000 – 2006.Vốn FDI đã có sự gia tăng đáng kể cả về số lượng dự án và nhu cầu vốn đầu tư. Tinh trong giai đoạn 2000 – 2005 chỉ có 23 dự án đầu tư trực tiêp nước ngoài vào ngành bưu chính viễn thông Việt Nam với số vốn đầu tư là 297.820.000 USD thì trong giai đoạn 2006 – 2009 đã lên tới con số 1.239.654.000 USD và 76 dự án đầu tư FDI vào ngành bưu chính viễn thông

Tuy nhiên có xu hương phát triển không đồng đều giữa các năm, do nhiều biến động bất ngờ của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung

Năm 2006 : Số dự án được thực hiện là 9 dự án với tổng vốn thực hiện là 165.744.000 USD.Vượt mức so với kế hoạch là 15%. So với tổng số vốn thực hiện giai đoạn 2006 – 2009 chiếm 13,37%.

Năm 2007: Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện năm 2007 so với 2006 là 37,98%. Với 15 dự án đầu tư và số vốn thực hiện lên tới 228.700.000 USD.

Năm 2008: Có sự tăng đột biến về vốn, so với năm 2008 vốn đầu tư nước ngoài thực hiện vào ngành bưu chính viễn thông tăng tới 69,62% so với năm 2007. Con số chưa từng có trong các giai đoạn từ trước đến nay.Vượt mức so với kế hoạch là 35%. Tổng vốn thực hiện là 387.930.000 USD.

Năm 2009: Năm 2008 có sự gia tăng đột biến về vốn thực hiện vào ngành bưu chính viễn thông. Thì đến năm 2009 vốn thực hiện có sự chững lại nhanh chóng về tốc độ gia tăng. Vốn thực hiện năm 2009 chỉ gia tăng so với năm 2008 là 17,88%. Sự chững lại này là ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khung hoảng kinh tế toàn cầu. Vốn 2009 vẫn ra tăng một phần là vì các dự án từ các năm trước vẫn tiếp tục được triển khai và nhất là sự đánh giá cao của các nhà kinh tế về môi trường kinh tế Việt Nam được xem là khá ổn định và là một trong những nước ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Vì vậy vốn đầu tư giai đoạn này

vượt mức so với kế hoạch đặt ra là 5% và vốn thực hiện đạt 457.280.000 USD, tổng vốn đăng ký là 1.278.606.000 USD.

Tình hình thực hiện được xem xét theo dự án được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2.Tình hình thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành bưu chính viễn thông giai đoạn 2006 - 2010

STT Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký

( USD) Tổng vốn thựchiện ( USD) VTH/Vđk(%)

1 2006 9 540.284.200 165.744.000 13.37

2 2007 15 764.980.000 228.700.000 18.45

3 2008 28 1.187.300.000 387.930.000 36.12

4 2009 24 1.278.606.000 457.280.000 42.58

Tổng 76 3.771.170.200 1.239.654.000 28

Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư

Tổng vốn thực hiện từ năm 2006 - 2009 đạt 1.239.654.000 USD.So với kế hoạch đặt ra của bộ kế hoạch và đầu tư vượt mức 16,5%. Lương vốn thực hiện trong giai đoạn 2006 – 2009 vào ngành bưu chính viễn thông đã vượt mức kế hoạch 12%.

Lượng vốn thực hiện ,mới chỉ chiếm 28% mặc dù đã tăng so với giai đoạn 2000 – 2005 là 15.3% so với lượng vốn thực hiện, chứng tỏ sự thiếu xót trong công tác thực hiện và quản lý dự án.

Như vậy, tổng vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực bưu chính viễn thông trong giai đoạn 2006 -2009 đạt 1.239.654.000 USD , đóng góp một phần đáng kể vào tổng vốn đầu tư của ngành bưu chính viễn thông ( 56% so với tổng nguồn vốn vào ngành bưu chớnh viễn thụng). Trong thời gian tới, ngành bưu chính viễn thông cần tiếp tục tăng cường thu hút và đẩy nhanh việc thực hiện các dự án đã được cấp giấy phép và các dự án mới để tiếp tục phát huy những tích cực của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với lĩnh vực bưu chính viễn thông Việt Nam.

2.2.2 Cơ cấu thu hút:

a) Theo lĩnh vực đầu tư:

Các dự án công nghiệp bưu chính - viễn thông chiếm tỷ trọng 50% số dự án nhưng vốn đầu tư FDI chỉ chiếm 5,4%. Các dự án công nghiệp bưu chính viễn

thông còn chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với các dự ỏn khai thác dịch vụ viễn thông xét về lượng vốn đầu tư.Các dự án về khai thác dịch vụ viễn thông cũng chiếm tỷ trọng tương đương về số dự án đầu tư so với dự án công nghiệp bưu chính viễn thông nhưng chiếm đến 94% tổng vốn đầu tư FDI.

Biểu 2.2: Cơ cấu vốn FDI vào lĩnh vực bưu chính Viễn thông theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2006 - 2010

So với giai đoạn 2000 – 2005, các dự án công nghiệp và các dự án khai thác dịch vụ bưu chính viễn thông đều có sự phát triển về số lựong dự án và lựong vốn đầu tư. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của các dự án khai thác dịch vụ bưu chính viễn thông mạnh mẽ hơn nhiều so với các dự án công nghiệp. Về số lượng các dự án khai thác bưu chính – viễn thông tăng gấp 3 lần về số lương và tăng 4,5 lần về số lượng vốn đầu tư FDI so với giai đoạn 2000 – 2005. Trong khi đó so vơi giai đoạn 2000 – 2006 các dự án công nghiệp bưu chính – viễn thông chỉ tăng 1,7 lần về số dự án và 1,9 lần về so lượng vốn đầu tư FDI

b) Theo không gian:

Hầu hết các dự án đầu tư vào 2 khu vực kinh tế lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có một số dự án thực hiện ở Hải Phòng, Bình Dương, Hà Tây,...

c) Theo nguồn (nước):

Các đối tác quan trọng có dự án đầu tư vào Bưu chính viễn thông thuộc 9 nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Singapore, Australia, Đức, Thuỵ Điển.

Bảng 2.3: FDI vào ngành bưu chính viễn thông theo đối tác giai đoạn

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI vào ngành bưu chính – viễn thông giai đoạn 2011 2015 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w