Sự tham gia của du khách vào chương trình phân loại rác tại nguồn

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của khách du lịch trong chương trình phân loại rác tại nguồn tại TP. Hội An. (Trang 33)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.2.3. Sự tham gia của du khách vào chương trình phân loại rác tại nguồn

tham gia, thì có đến 71.8% sẽ sẵn lòng tham gia. Mức độ sẵn lòng tham gia của du khách trong phân loại rác ở Hội An chiếm 73.3%, đây là tỷ lệ khá cao so với sự hiểu biết của du khách.

3.2.3. Sự tham gia của du khách vào chương trình phân loại ráctại nguồn tại nguồn

Sau khi du khách có được vốn hiểu biết và ý nghĩ trong đầu thì họ sẽ biểu hiện ra ngoài bằng hành động . Để tính mức độ của du khách khi tham gia hành động, thì tôi áp dụng công thức tính trung bình:

Trong đó:

T: Mức độ trung bình sự tham gia của du khách về phân loại rác tại nguồn n: Số lượng yếu tố của sự tham gia (n=2)

Hình 3.6. Mức độ tham gia của khách du lịch trong chương trình PLRTN

Qua kết quả phỏng vấn thì 45.5% du khách đã thực hiện phân loại rác tại nguồn.Du khách đã thực hiện phân loại rác, thì việc làm sao để du khách chịu tham gia vào chương trình phân loại rác của Hội An chỉ còn là vấn đề quy định và thời gian. Nếu có quy định chặc chẽ thì du khách theo thói quen từ trước sẽ phân loại rác tại nguồn. Nếu du khách chưa thực hiện phân loại rác thì phải hình thành cho du khách thói quen, quy định bắt buộc để du khách phân loại rác.

Khi du khách đã thực hiện phân loại rác thì sẽ hình thành phản ứng lại khi thấy người khác không phân loại rác. Kết quả khảo sát thì có 59.6% du khách sẽ phản ứng lại bằng hành động khó chịu hoặc là nhắc nhở. Tỷ lệ du khách có phản ứng với việc không phân loại rác không chênh lệch nhiều lắm với tỷ lệ du khách đã từng tham gia vào phân loại rác. Cho thấy ý thức và thái độ của du khách đối với vấn đề phân loại rác ở Hội An, sự tham gia phân loại rác đã trở thành thói quen của họ.

Mức độ trung bình sự tham gia của du khách trong chương trình phân loại rác tại nguồn chiếm 52.6%. Tuy trên mức trung bình nhưng tỷ lệ tham gia vẫn còn thấp, do các nguyên nhân sau.

Hình 3.7. Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tham gia phân loại rác

Để biết rõ nguyên nhân vì sao chỉ có 52.6% du khách phân loại tôi tiến hành phỏng vấn du khách về việc nhận xét các cơ sở vật chất cũng như các thông tin mà địa phương cung cấp cho du khách như thế nào. Tiến hành phỏng vấn du khách về nhận xét đối với các thùng rác công cộng và bảng phân loại rác gắn trên thùng rác. Qua phỏng vấn, thì có 51.3% du khách cho rằng thùng rác sạch đẹp, phù hợp với phố cổ, 25.6% du khách nhận xét là bẩn và không được đẹp mắt, 23.1% du khách cho rằng không đồng bộ, nhiều loại thùng khác nhau. Vì vậy, Hội An cần thay thế tất cả các loại thùng cũ bằng thùng rác gỗ có 2 thùng là thùng đựng rác dễ phân hủy và thùng đựng rác khó phân hủy.

Bên cạnh đó, khi phỏng vấn du khách về chất lượng của các bảng hướng dẫn trên thùng rác công cộng thì 34.4% trả lời là bảng hướng dẫn phân loại rác vẫn còn tốt, ít bị hư hại, 14.7% du khách thấy bảng phân loại rác chữ quá mờ, không nhìn thấy rõ, 19.9% trả lời nơi đặt bảng phân loại rác không hợp lý, không đúng với tầm nhìn của du khách, gây cản trở cho việc đọc thông tin trên bảng hướng dẫn phân loại rác, 30.8% du khách trả lời là bảng hướng dẫn chưa cụ thể, chỉ có vài loại rác cơ bản, có những loại rác du khách không biết phân thành loại nào. Có đến 65.6% du khách có ý kiến góp ý về bảng hướng dẫn trên thùng rác như chữ mờ, bị mất bảng, nơi đặt bảng hướng dẫn phân loại rác không hợp lý, hướng dẫn chưa cụ thể. Điều đó là một thông tin, góp ý hết sức quý để chính quyền Hội An có kế hoạch để cải thiện lại cơ sở vật chất phục vụ cho việc phân loại rác tốt hơn.

Hình 3.8. Tỷ lệ nhận xét hiện trạng của bảng hướng dẫn trên thùng rác công cộng

Theo kết quả khảo sát thực tế, thì trừ khu vực bãi biển Cửa Đại và An Bàng thì trên các tuyến đường có tổng cộng 106 thùng rác đôi đựng hai loại rác dễ phân hủy và khó phân hủy. Trong đó, có 16,04% tổng số thùng có chất lượng tốt, còn mới; 57,55% số thùng bẩn, bị trót sơn, bụi, đất dính vào; 16,04% số thùng khác với những thùng khác, không đồng bộ với nh au, không phân biệt được thùng nào bỏ rác dễ phân hủy, thùng nào bỏ rác khó phân hủy, gây khó khăn cho du khách khi phân loại; 2,8% số thùng hư hỏng,mất nắp đậy; 10,38% nơi để 2 thùng rác chỉ còn lại một thùng, còn một thùng bị mất hoặc hư hỏng nặng. Từ kết quả khảo sát được, cho thấy chất lượng thùng rác không được tốt lắm,số thùng bẩn , hư hỏng và bị mất nhiều. Vì vậy, cần có đội ngũ công nhân thường xuyên dọn dẹp, lau chùi, dọn dẹp các thùng rác, để du khách có thể thoải mái phân loại rác và giữ cho mỹ q uan thành phố Hội An sạch, đẹp hơn, góp phần làm tốt công tác phân loại rác của du khách, để rác trở thành tài nguyên của thành phố Hội An.

Hình 3.11. Thùng rác công cộng không đúng quy định

Hình 3.12. Thùng rác công cộng hư hỏng

Bảng 3.1 : Số liệu khảo sátcácthùng rác công cộng trên địa bàn TP. Hội An Tên đường Số thùng rác Số thùng tốt Số thùng bẩn Số thùng không đúng quy cách Số thùng hỏng Chỉ có 1 thùng Số lượng 106 17 61 17 3 8 Tỷ lệ 100% 16.0% 57.5% 16.0% 2.8% 7.5% Khi khảo sát 106 vị trí đặt thùng rác công cộng trên các tuyến đường du lịch thì có 28 vị trí thùng rác công cộng là có bảng hướng dẫn còn tốt, mới; 40 vị trí là bảng hướng dẫn phân loại rác bị hư hỏng như chữ mờ, không thấy rõ chữ, mất 1 bảng; 42 vị trí thùng rác là không có bảng hoặc bị mất hết cả 2 bảng trên cả hai thùng rác dễ phân hủy và khó phân huỷ. Các bảng hướng dẫn làm bằng nhựa, các thông tin được in màu, nhưng do để ngoài trời cộng thêm thời gian quá lâu mà chưa được thay thế nên xảy ra tình trạng là bảng hướng dẫn phân loại rác bị mờ chữ hoặc rớt bảng. Vì vậy, UBND cần cấp kinh phí để hỗ trợ việc thay thế, bổ sung các bảng hướng dẫn phân loại rác mới, để đảm bảo việc phân loại rác của du khách tốt hơn.

Bảng 3.2: Số liệu điều tra bảng hướng dẫn phân loại rác trên thùng rác công cộng tại một số tuyến đường ở Hội An

Tốt Hư hỏng (chữ

mờ, mất 1 cái) Không có Bảng

Số lượng 28 40 42

Khi phỏng vấn 156 du khách, ngoại trừ những phiếu du khách ở nhà người thân hoặc không ở lại, thì có 121 khách du lịch được hỏi cho biết họ ở khách sạn, nhà nghỉ. Trong đó thì có 44.6% chọn có thấy 2 thùng rác đôi chứa rác dễ phân hủy và khó phân hủy, 23.1% chọn chỉ có 1 thùng rác tại một vị trí trong khách sạn, 5.8% chọn ở ngoài thì có đặt 2 thùng rác để phân loại rác, nhưng trong phòng thì không có, 26.4% du khách không biết trong khách sạn mình ở có đặt 2 thùng rác để phân loại rác hay không. Qua đó, cho thấy thì các khách sạn cơ bản đã bố trí các thùng rác đôi phục vụ việc phân loại rác của du khách, góp phần nâng cao chất lượng phân loại rác trên địa bàn thành phố. Dựa trên kết quả đó, tôi tiến hành khảo sát đại diện 10 khách sạn trên địa bàn thành phố Hội An, kết quả có 8 khách sạn có đặt thùng rác đôi đựng 2 loại rác dễ phân hủy và khó phân hủy trong phòng và 2 khách sạn không có đặt thùng rác đôi để du khách phân loại rác. 2 khách sạn không có đặt 2 thùng rác để phân loại rác là những khách sạn nhỏ. Vì hầu hết khách sạn lớn đều có những quy định nghiêm ngặt và thường xuyên được giám sát. Bởi vậy, cần tăng cường các hoạt động giám sát việc thực hiện các cơ sở vật chất đáp ứng chương trình phân loại rác tại nguồn tại các khách sạn.

Đối với công tác thu gom thì người công nhân thu gom rác tại các thùng rác công cộng bằng xe đẩy tay chỉ có một ngăn, chứa rác dễ phân hủy và khó phân hủy vào chung gây khó chịu cho du khách khi họ phân loại rác. Nếu người du khách phân loại rác mà người thu gom lại đổ chung vào thì công việc phân loại rác của du khách không còn ý nghĩa, đề nghị nên tổ chức, quản lý và quy định lại việc thu gom của công nhân.

Vì vậy cần cải thiện để nâng cao tỷ lệ này bằng cách khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý, quy định và tạo điều kiện tốt hơn về cơ sở vật chất để du khách có thể tham gia vào chương trình nhiều hơn. Góp phần giảm thiểu lượng rác, tạo ra sản phẩm có ích chứ không phải rác là phế thải.

3.2.4. Đánh giá sự tham gia của du khách vào phân loại rác tại nguồn

Sự tham gia của khách du lịch vào chương trình phân loại rác tại nguồn được biểu hiện qua 3 mức độ hiểu biết. sẵn lòng tham gia và tham gia.

Tuy mức độ hiểu biết của du khách chỉ đạt 57.5%, cho thấy du khách chưa được cung cấp thông tin về phân loại rác khi đến Hội An, các điều kiện để hỗ trợ cho việc phân loại rác còn chư được tốt lắm. Nhưng mức độ sẵn lòng tham gia cao 73.3% , trong suy nghĩ và kiến thức từ trước thì họ vẫn biết được lợi ích của phân loại rác (94.2%) nên việc sẵn lòng tham gia chiếm tỷ lệ cao cũng là điều dễ hiểu. Tuy là tỷ lệ sẵn lòng tham gia cao nhưng tỷ lệ hiểu biết thấp nên tỷ lệ du khách tham gia vào phân loại rác thải cũng giảm theo chỉ có 52.6%. Sự hiểu biết, sự sẵn lòng tham gia và sự t ham gia hành động có mối quan hệ gắn kết với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển thành hành động.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của khách du lịch trong chương trình phân loại rác tại nguồn tại TP. Hội An. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)