Bí quyết trao đổi danh thiếp cùng đẳng cấp

Một phần của tài liệu Kết giao tinh tế (Trang 30)

Tại một trong những cuộc họp hàng tháng của phòng thương mại, người điều phối cuộc họp giới thiệu tôi với Gakuto, người đứng đầu một hiệp hội kinh doanh của Nhật. Chúng tôi đã nói chuyện đôi chút và sau đó, khi mọi người nhanh chóng bắt đầu cuộc họp, ông trao cho tôi danh thiếp của ông. Tôi nhìn vào tấm danh thiếp, cảm ơn ông, và cất vào ví. Rồi tôi đưa danh thiếp của tôi cho ông.

Ông nhẹ nhàng cầm nó và giữ nó bằng hai tay, nhìn vào tấm danh thiếp cứ như thể nó được làm bằng chiếc bánh tráng mỏng manh của Nhật.

Trời, Gakuto, đó chỉ là một tấm danh thiếp thôi. Ông có thể quẳng nó đi ngay được mà.

Mặc dù vậy, tôi phải thừa nhận, tôi thực sự thích thái độ chú trọng của ông tới tấm danh thiếp. Cách ông nhìn vào tấm danh thiếp làm cho tôi cảm thấy nó thật quan trọng. Trên thực tế, khi tôi phá vỡ sự im lặng, điều đó dường như đã làm xáo trộn sự tập trung của ông. Gakuto rời mắt khỏi tấm danh thiếp của tôi, và chúng tôi tiếp tục nói chuyện một cách gần như miễn cưỡng.

Liếc nhìn, tôi thấy ông vẫn đang cầm tấm danh thiếp của tôi bằng cả hai tay. Đối với tôi, điều đó thể hiện sự tôn trọng và sự quan tâm của ông với công việc tôi làm. Bỗng nhiên tôi cảm thấy có mối liên hệ gần gũi với người đàn ông này, người đã cầm tấm danh thiếp của tôi một cách trân trọng.

Thậm chí ông đã nhìn nó một hoặc hai lần trong khi chúng tôi trò chuyện. Khó mà nói hết được cảm xúc đặc biệt của tôi lúc bấy giờ.

Cách giao tiếp của người Nhật

Người Nhật có thể không hay tự ái với mọi người, nhưng họ rất thận trọng với tấm danh thiếp. Những người lịch sự này gọi đó là meishi. Từ này mang một nét đặc biệt về mặt nghi lễ trao đổi danh thiếp.

Tôi chắc chắn là Gakuto không nghĩ hành động của ông là một Mẹo nhỏ. Đơn giản, ông chỉ theo truyền thống của người châu Á trong cách coi trọng tấm danh thiếp của

một ai đó. Văn hóa châu Á đã truyền phán đoán cảm xúc vào nhiều thói quen của họ. Chẳng hạn, họ rất nhạy cảm với “thể diện”.

Tôi nghĩ bạn không cần phải là người Nhật để cầm tấm danh thiếp của ai đó một cách trân trọng bằng hai tay. Ai cũng nên làm điều tốt đẹp đó. Vì vậy, tôi đã thử làm. Thật tuyệt! Mối quan hệ của tôi với nhiều người lạ sau này tôi gặp thật sự tốt đẹp, trong đó có phần đóng góp của thái độ trân trọng tấm danh thiếp của người khác.

MẸO NHỎ #9

Cầm danh thiếp khi đang nói chuyện

Đừng chỉ nhìn qua danh thiếp của một người mới quen và nhanh chóng cất nó vào trong túi hoặc ví của bạn. Trước tiên, hãy cầm nó bằng hai tay và nhìn vào tấm danh thiếp ấy cứ như thể đó là một bức tranh nghệ thuật nhỏ được sơn bằng tay đặc biệt dành cho bạn. Sau đó bạn có thể chuyển sang cầm danh thiếp bằng một tay, nhưng vẫn giữ nó ở vị trí ngang thắt lưng hoặc dưới một chút. Để làm cho người ấy cảm thấy được tôn trọng và được yêu quý, thỉnh thoảng hãy nhìn tấm danh thiếp với vẻ kính trọng. Cách tuyệt vời khi đưa danh thiếp

Cách trao danh thiếp cho ai đó là điều rất quan trọng. Nó chứng tỏ sự tôn trọng chính bạn khi đưa danh thiếp. Bạn không cần phải đưa danh thiếp quá nghi lễ; bạn cũng không nên đưa danh thiếp một cách thô lỗ cho người nhận giống như một mẩu bìa cứng không có giá trị. Tôi đã nhìn thấy những người trao đổi danh thiếp cứ như thể tấm danh thiếp đó là chiếc khăn giấy bẩn.

Hãy đựng danh thiếp của bạn trong một chiếc hộp thật hấp dẫn và giữ chúng cẩn thận. Hãy nghĩ về tấm danh thiếp của bạn giống như người Nhật. Bạn đang tự khẳng định mình với một ai đó. Nó chứng tỏ niềm tự hào về nghề nghiệp của chính bạn.

MẸO NHỎ #10

Trao danh thiếp đầy tự hào

Nếu bạn tôn trọng công việc của bạn, thì người khác cũng tôn trọng công việc của bạn. Rốt cuộc, những người yêu thích công việc họ đang làm và làm công việc họ yêu thích đều là những người rất thành đạt trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Kết giao tinh tế (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w