Đã bao lần bạn hắng giọng và kêu ca về chọn chỗ ngồi trên máy bay? Một chỗ ngồi cạnh cửa sổ? Một chỗ ngay sát lối đi? Ở đầu hoặc đuôi máy bay? Đối với một chặng đường ngắn, đó thực sự có phải là vấn đề lớn?
Tuy nhiên, những chỗ khác mà chúng ta ngồi chẳng có vấn đề gì. Chỗ bạn ngồi trong những cuộc đàm phán hoặc một tình huống nào đó trong doanh nghiệp có nhiều ý nghĩa hơn nhiều chỗ bạn ngồi trên những đám mây.
Quy tắc đầu tiờn là theo dừi chỗ ngồi của bạn một cỏch chiến lược nếu đú là tỡnh huống đang diễn ra. Hãy đổi ghế của bạn nếu chỗ ngồi đó có thể là nguyên nhân gây ra chiến tranh trong doanh nghiệp hoặc nội chiến xã hội.
Tháng Năm vừa rồi, tôi có một cuộc hội thảo cả ngày cho một công ty sản xuất kính về chủ đề của sự thay đổi. Thông thường với những chương trình lớn, những người tham dự ngồi ở chỗ mà họ thích khi họ bước vào.
Cả buổi sáng, chúng tôi đã thảo luận tầm quan trọng của sự linh hoạt trong môi trường doanh nghiệp ngày nay. Mọi người đều nhất trí là việc nhân viên đưa ra ý kiến thẳng thắn về sự thay đổi là cực kỳ quan trọng đối với sự thành công của công ty.
Chỉ trước bữa ăn, tôi đã đưa một nửa số người tham dự, Nhóm A đến một phòng đào tạo nhỏ hơn. Tôi hỏi nhỏ họ, “Đừng nói vấn đề này với số người tham dự còn lại, nhưng xin hãy quay lại sớm hơn mười phút sau bữa trưa – và ngồi vào chiếc ghế khác với chỗ sáng nay các bạn đã ngồi.”
Sau bữa ăn trưa
Lúc 1h20 chiều, phần lớn những người tham dự nhóm A quay trở lại và ngồi vào chiếc ghế khác chiếc ghế lúc sáng họ đã ngồi. Lúc 1h30, khi Nhóm B bắt đầu thong thả bước vào, tôi nghe thấy những bản nhạc hỗn độn nhẹ nhàng “Ôi, xin lỗi anh, tôi
nghĩ là anh đang ngồi chỗ của tôi,” và “Xin lỗi, chỗ này đã có người ngồi rồi.” Dần dần, âm thanh to lên và trở thành một điệu nhạc inh tai nhức óc “Sao thế? Ông không thể tìm được một chỗ khác hay sao?”
Rồi sự hỗn loạn xảy ra. “Ông ngồi nhầm chỗ rồi.” “Đó là chỗ của tôi!” Một số người tham dự đứng ngấp nghé ở cửa sửng sốt. Những đại biểu khác thì thầm phản đối, và tìm chỗ ngồi mới nhưng vẫn càu nhàu là một ai đó đã “ăn trộm” chỗ ngồi của họ. Vài người bảo thủ vẫn tiếp tục cố gắng đánh bật những kẻ đã chiếm chỗ của họ.
Lát sau, một vài đại biểu không có chỗ bắt đầu cười khúc khích. Họ hiểu rằng toàn bộ sự việc trên là một cuộc diễn tập cho thấy mọi người phản kháng với sự thay đổi như thế nào. Cuối cùng, mọi người hiểu và cười vang.
Tuy nhiên, đây là một việc thực sự lớn. Sau cuộc diễn tập, những kẻ “trộm” chỗ ngồi đứng lên và quay trở lại chỗ ngồi lúc sáng của mình!
Có nhiều điều để nói trong buổi hội thảo của tôi về sự thay đổi.
Tất cả những gì tôi kể trên cho bạn thấy, trên thực tế, ai cũng khăng khăng chỗ ngồi họ đã lựa chọn là chỗ cố định. Vì vậy, khi bước vào một căn phòng mà mọi người vẫn thường ngồi đúng chỗ họ thường ngồi, thì đừng gây xáo trộn!
Hãy nhớ điều này, chúng ta sẽ bắt đầu nhé.
Hãy ngồi bên phải nhân vật quan trọng
Dù có được công bố hay không, thì cuộc họp nào cũng có ông chủ, lãnh đạo hoặc người được kính trọng nhất. Đương nhiên, người đó sẽ ngồi ở hàng ghế đại biểu. Để nâng cao vị thế của bạn trước mọi người, hãy đến sớm để quan sát tình hình chỗ ngồi.
Hãy tưởng tượng nơi Kahuna To lớn có lẽ sẽ đặt chiếc răng nanh danh giá của mình.
Hãy cảnh giác! Đừng ngồi vào chỗ của gấu Papa. Bạn có thể sẽ ngồi trên một chiếc thùng chứa đầy bột.
Tuy nhiên, hãy chọn một chỗ ngồi thẳng bên tay phải của người đó. Điều này cho thấy bạn là cố vấn đáng tin cậy hoặc “cánh tay phải” của người lãnh đạo đứng đầu. Vị trí
“cánh tay phải của người lãnh đạo” này quan trọng đến nỗi những người đàm phán thông minh sẽ đến phòng họp sớm và nghĩ xem chỗ người lãnh đạo của bên đối tác sẽ ngồi. Sau đó họ bố trí một trong những người đàm phán của họ ngồi vào chỗ bên tay phải vì vậy hãy từ chối nhà lãnh đạo đối lập ngồi bên phải. Cạnh tranh không lành mạnh ư? Không phải dành cho những nhà đàm phán.
MẸO NHỎ #52
Hãy ngồi vào “chiếc ghế thành đạt” ở bên phải nhân vật quan trọng
Khi bạn bước vào phòng, hãy ngồi trên chiếc ghế được kính trọng ở bên phải của một nhân vật quan trọng. Để mọi người dễ nhận ra rằng bạn đóng một vai trò thiết yếu đối với nhân vật quan trọng đó, thỉnh thoảng hãy ngả người về phía ông ta và thì thầm một điều gì đó vào tai ông ấy. Câu nói nhỏ“Anh làm ơn lấy hộ tôi ấm nước được không?” có tác dụng rất tốt.
Mẹo nhỏ #52 cũng có thể áp dụng trong những tình huống khác. Ngồi bên phải người chủ tọa, khách danh dự, hoặc người được chú ý trong bữa tiệc cũng ngầm ẩn vai trò quan trọng của
Chiến lược chọn chỗ ngồi khác
Hãy tính đến độ cao. Càng ngồi cao hơn, bạn càng có vị thế. Nếu tất cả những chiếc ghế cùng cao như nhau, hãy tìm một chiếc bàn trong phòng mà bạn có thể ngồi một nửa ở cái bàn đó. Hoặc có chiếc ghế đi văng nào mà bạn có thể để cánh tay lên đó không? Hãy cố gắng tìm bất kỳ nơi nào mà những người khác đương nhiên phải kính trọng bạn khi bạn nói.
Nếu không có chỗ ngồi nào cao hơn, chẳng hạn như trong phòng họp của giám đốc, thì đây là một mẹo mà một nhà đàm phán hàng đầu đã dạy tôi. Jimmi, người đàm phán giá cả tốt nhất mà tôi đã từng gặp, là một người thấp về vị thế nhưng lại cao về tài năng – và nhiều mưu mẹo. Tôi đã tư vấn cho công ty của anh ấy được vài tháng.
Một lần, anh ấy và tôi là những người cuối cùng rời phòng họp của giám đốc sau cuộc đàm phán. Tôi đã chú ý đến một chiếc đệm nhỏ hình vuông trên chiếc ghế của anh ấy.
Anh ấy thấy tôi nhìn chằm chằm vào chiếc đệm đó, liền giơ hai tay lên giống như bắt một tên tội phạm và nói, “Vâng, vâng, tôi sẽ thú tội. Có lẽ chị biết lý do tôi đặt chiếc đệm trên cái ghế rồi.”
Tôi vỗ vào chiếc đệm. “Để làm cho anh cao hơn chứ gì?”
“Đúng đấy, chị Leil ạ. Nhưng có lẽ đây là điều chị không để ý lắm.” Anh ấy xoay chiếc ghế của anh ấy và chỉ cho tôi là anh ấy đã quay nó đến mức cao nhất. Rồi anh ấy thì thầm rằng anh ấy đã xoay những chiếc ghế ở bên đối diện thấp xuống. “Nó sẽ làm cho những người đối diện ở vị trí bất tiện,”anh ấy nháy mắt.
Tôi không biết liệu tôi đang ấn tượng hay ngạc nhiên trước Mẹo nhỏ của anh ấy. “Ôi, thể nào nhìn anh khá oai nghiêm trong phòng họp,” tôi lầm bầm.
MẸO NHỎ #53
Hãy ngồi ở chiếc ghế cao nhất
Ngồi ở chiếc ghế cao ngầm thể hiện sự tôn trọng bạn và những ý kiến mà bạn đưa ra. Hãy đến những cuộc họp sớm và quan sát phòng họp. Hãy tìm một ngai vàng hoặc tạo riêng cho mình một ngai vàng.
Tương tự đối với các cuộc gặp mặt xã hội thông thường. Hãy chọn chiếc ghế cao nhất trong phòng khách. Ngồi một nửa trên chiếc đi văng có tay vịn cũng tạo cho bạn cảm giác thoải mái trong những cuộc trò chuyện ngắn.
Khi mọi người thấy tự nhiên phải ngước lên nhìn bạn, họ thường có tâm lý kính trọng bạn. Nếu bạn phải chọn giữa ngồi bên phải chủ tọa hoặc ngồi trên chiếc ghế cao nhất, hãy đọc tiếp.
Chương tiếp theo giải thích cách chơi nước bài cao hơn khi đứng.