Bí quyết tạo được ấn tượng tốt đẹp đến phút cuối cùng

Một phần của tài liệu Kết giao tinh tế (Trang 43 - 47)

Bạn đang đi tới đi lui trong phòng đợi trước khi phỏng vấn xin việc ở một ngành nghề mà bạn luôn mơ ước. Bạn nghe thấy những từ mà bạn đang mong đợi, “Bà Samuels sẽ gặp bạn ngay bây giờ.” Bạn hắng giọng, vuốt lại tóc, và lo lắng nói nhỏ với cô lễ tân

“Cảm ơn cô”. Nhìn bạn căng thẳng giống như một con gà tây tháng Mười một.

Giây phút bạn bước qua ngưỡng cửa, bà Samuels mỉm cười, đứng dậy và đi vòng qua chiếc bàn làm việc lớn của bà để tiến lại phía bạn và giơ tay ra. Bà nói, “Hân hạnh chào đón bạn. Mời bạn ngồi.” Ngồi lại vào chiếc bàn làm việc của mình, bà ấy nói,

“Tôi đã đọc sơ yếu lý lịch của bạn và rất mong được gặp bạn.”

Ôi! Sự tự tin của bạn đã được nâng lên. Bạn nói chuyện một cách thân thiện. Bạn trả lời chớnh xỏc những cõu hỏi của bà ấy. Người phụ nữ quyền lực rừ ràng đầy ấn tượng.

Lúc này bạn thực sự cảm thấy mình đang bay bổng trên cao.

Nhưng khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bà ấy cũng mỉm cười như vậy. Thay vì đứng dậy tiễn bạn ra cửa, bà sắp xếp lại giấy tờ. Với cách thể hiện tự nhiên và không tiếp xúc bằng ánh mắt, bà nói nhỏ nhẹ, “Cảm ơn bạn đã đến. Chào bạn.”

Bạn đổ sụp xuống. Đầu óc choáng váng. Bạn đã làm điều gì không đúng ư? Ban đầu bà ấy rất nồng nhiệt nhưng bây giờ ... không hề như vậy.

Về đến nhà, bạn cảm thấy như có một sự cố gì trong người.

Sau buổi hôm đó, giống như một con giun mọc lại bộ phận đã mất khi bị cắt làm đôi, bản năng sinh tồn bắt đầu thôi thúc cái tôi mãnh liệt trong người bạn. Sáng hôm sau, bạn thức dậy và cảm thấy căm ghét người đã hạ thấp cái tôi của bạn.

Liệu bà Samuels có cố ý làm cho bạn cảm thấy giống như một con giun không? Tất nhiên là không.

Có lẽ bà ấy có nhiều việc cần làm. Có lẽ bà ấy cần phải thực hiện một cuộc điện thoại quan trọng. Có lẽ ... có thể hình dung ...có thể thực hiện được ....có thể .... bất kỳ điều gì. Chỉ có một điều chắc chắn, đó là bà Samuels không phải là một nhân vật thông minh .

Tụi đó định rừ những người cú phỏn đoỏn cảm xỳc là “tự nhận thức được về mỡnh, môi trường xung quanh mình, tình huống hiện tại và những người khác. Họ cố gắng để phối hợp hài hòa cả bốn yếu tố trên.”

Bà Samuels đã không có tất cả các yếu tố trên.

ã Nhận thức về mỡnh: Bà ấy khụng nhạy cảm về vai trũ của mỡnh đối với bạn. Bà Samuels không nhận ra là có lẽ bạn đã xem bà ấy như một người phụ nữ nắm hoàn toàn nghề nghiệp của bạn trong tay mình.

ã Nhận thức về mụi trường xung quanh mỡnh: Bà ấy khụng cảm nhận được rằng ngồi ở chiếc bàn làm việc lớn chéo ngang với bà ấy đã khiến bạn thoái chí. Những người nhạy cảm với cảm xúc của bạn sẽ chuyển đến ngồi gần bạn để xóa đi khoảng cách giữa bạn và họ.

ã Nhận thức được tỡnh huống hiện tại: Tất nhiờn, bà ấy biết rằng bà ấy đang phỏng vấn bạn về công việc. Nhưng đó là điểm dừng. Những người giữ chức vụ quan trọng hiểu cơ hội này của bạn có ý nghĩa như thế nào. Họ biết ý nghĩa hành động của họ và cách thể hiện của bạn.

ã Nhận thức về người khỏc: Đõy là điểm mà bà Samuels thực sự đỏnh mất. Bà ấy không hiểu hàng ngàn dấu hiệu bạn đưa ra – rằng tất cả chúng ta đã đưa ra hết các dấu hiệu – từng phỳt tiếp xỳc. Bà ấy thậm chớ khụng nhận thức được cả điều đó rừ ràng lỳc đầu bạn căng thẳng đến mức nào và nụ cười của bà ấy đã làm tan biến sự căng thẳng như thế nào. Bà ấy không chú ý đến niềm tự hào của bạn khi bạn trả lời những câu hỏi của bà ấy, hoặc không nhận thấy sự suy sụp của bạn trước sự chia tay thờ ơ của bà.

Nếu bà Samuels có một chút phán đoán cảm xúc, bà ấy sẽ nhiệt tình như lúc ban đầu, nếu không muốn nói là phải nhiệt tình hơn nữa khi nói lời tạm biệt. Một người giữ chức vụ quan trọng phải tạo cho nhiều người có cảm giác tốt về chính họ, ngay cả khi họ không được nhận vào làm.

Tại sao nhiều người quá ám ảnh với ấn tượng ban đầu chứ hiếm khi là ấn tượng cuối cùng?

Bạn đã từng nghe về hiệu ứng Von Restorff? Hedwig Von Restorff là một nhà vật lý/tâm lý học người Đức đã chứng minh rằng hạng mục cuối cùng trong một danh sách có hiệu ứng lâu dài nhất. Ấn tượng cuối cùng vì vậy cũng đáng nhớ như ấn tượng đầu tiên. Những luật sư xét xử sử dụng hiệu ứng Von Restorff để quyết định thả tự do cho những kẻ giết người hay cho ngồi vào ghế điện bởi vì tòa án cho phép phạm nhân nói những lời lẽ có tác động mạnh nhất vào phút cuối .

Các diễn giả đêm ngủ thường vắt tay lên trán để nghĩ ra phần kết thúc hoàn hảo cho bài diễn thuyết của họ – phần mà khán giả thường vỗ tay nhiệt liệt.

Hãy làm theo lời khuyên của những người có kinh nghiệm và hãy chú ý đến mức độ say mê của bạn khi bạn chỉ có một mình, chứ không phải chỉ khi bạn gặp gỡ ai. Hãy nhớ rằng, đối với một tình bạn hết sức thân thiết hoặc bạn là người nổi tiếng trong nghề nghiệp, bạn phải nói “chào tạm biệt” cho phù hợp hoặc tốt hơn hết là phải nói to hơn từ “xin chào”.

Vì ứng viên xin việc muốn người phỏng vấn khi kết thúc buổi phỏng vấn phải tỏ ra nhiệt tình như lúc ban đầu, thậm chí chúng ta muốn mọi người có thiện cảm với chúng

ta nhiều hơn sau khi chúng ta nói chuyện với họ, nên nếu họ không tỏ ra nhiệt tình hoặc nhiệt tình hơn, chúng ta nghi ngờ là chúng ta đã làm cho họ thất vọng trong cuộc trò chuyện cuối cùng này.

Nguồn gốc Mẹo nhỏ #18

Kỹ năng để lại ấn tượng tốt đẹp cuối cùng đã đâm hoa kết trái từ một hạt nhỏ – điều khiến tôi khó chịu giống như nó bị mắc vào răng của tôi.

Bất kể khi nào tôi đi công tác, anh bạn quý mến của tôi, Phil Perry, và tôi thường nói chuyện qua điện thoại. Tôi gọi cho anh ấy khi tôi đang trên đường đi và rất thích lời chào của anh ta, “ChàoLeil! Thật tuyệt khi được nghe giọng của bạn. Bạn có khỏe không? Chuyến đi của bạn thế nào?” Rất niềm nở. Rất nhiệt tình. Rất thân mật.

Tuy nhiên, khi chúng tôi chuẩn bị gác máy, sự nhiệt tình của anh ta đột nhiên giảm bớt. Anh ta khẽ nói “tạm biệt” một cách nhanh chóng. Nhấn bàn phím. Phil Perry chỉ kịp nói, “Thôi nhé!”. Giống như bà Samuels, anh ta không hiểu giá trị của việc đó. Cả hai đều không hiểu một câu chào hỏi vui vẻ và một lời tạm biệt lạnh nhạt có tác động đến người khác thế nào. Vô tình, họ đã làm bạn thất vọng.

Diễn đạt bằng lời cảm giác sung sướng của bạn thì tốt hơn. Đừng để mất cơ hội. Hãy rèn luyện một số kỹ năng làm bạn sôi nổi hơn khi nói lời tạm biệt trước khi kết thúc cuộc trò chuyện trực tiếp, qua điện thoại hoặc bằng thư điện tử (chúng tôi sẽ nói về hình thức này trong Phần 9). Và đừng quên sử dụng tên của họ mỗi lần. Đây là một số ví dụ:

Nói lời tạm biệt sau khi gặp và nói chuyện với một ai đó:

“Tôi rất thích được gặp bạn, Marisol!”

“Gial, tôi vui mừng là Joshua đã giới thiệu chúng ta!”

Bây giờ bạn gặp một người bạn hoặc một người quen trên đường phố hoặc tại một bữa tiệc:

“Tôi rất vui mừng khi chúng ta tình cờ gặp nhau, Renee!”

“Thật tuyệt khi tình cờ gặp bạn, Brendan!”

Kết thúc một cuộc họp hoặc một buổi tối với một người bạn:

“Tôi rất vui khi được nói chuyện với bạn, Tania!”

Khi bạn chuẩn bị gác máy điện thoại;

“Gabriella, thật tuyệt khi được nói chuyện với bạn! Tôi rất mừng là chuyến đi của bạn tốt đẹp và rất mong gặp lại bạn khi bạn trở về.”

Bất ngờ, Phil nói lời “tạm biệt” với tôi rất to kể từ khi tôi cho anh ta xem chương đã sử dụng tên anh.

MẸO NHỎ #18

Hãy nói lời “tạm biệt” to như khi bạn nói lời “chào”

Lần sau bạn gặp một người nào đó, hãy chú ý là phải thật sôi nổi khi bạn nói lời chào. Sau đó, khi đã đến lúc phải nói lời tạm biết, hãy nâng mức sôi nổi của bạn cao hơn nữa. Nếu phù hợp, hãy nói với người đó về sự vui mừng của bạn.

Một câu nói tạm biệt sinh động giống như nụ hôn nồng ấm vào cuối đêm. Một câu nói tạm biệt lạnh nhạt, kém sôi nổi nghe giống như hành động khước từ nụ hôn đó.

3.

MƯỜI HAI MẸO NHỎ Thể hiện tài ăn nói đặc biệt

Bí quyết duy trì cuộc trò chuyện sôi nổi với

Một phần của tài liệu Kết giao tinh tế (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w