Hiện trạng về phân bố các loại cây trồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai (Trang 26)

Hình 4 : Diện tích đất gieo trồng cây lương thực theo đơn vị hành chính năm 2012

+ Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng năm 2012 là 68.338 ha, phân bố ở các địa phương:

Vùng trồng lúa tập trung Tân Phú, Định Quán: tổng diện tích canh tác khoảng 13.500 ha, diện tích gieo trồng lúa 24.500 ha, phân bố tập trung ở các xã Phú Hòa, Phú Bình, Phú Điền, Thanh Sơn và rải rác các xã Phú Vinh, Tà Lài, Đắc Lua…

Vùng trồng lúa tập trung Xuân Lộc, Long Khánh, Cẩm Mỹ: tổng diện tích canh tác khoảng 9.500 ha, diện tích gieo trồng lúa 17.500 ha, phân bố tập trung ở các xã Bảo Quang, Xuân Thọ, Xuân Phú, Lang Minh và rải rác các xã Xuân Hưng, Xuân Đông, Sông Ray…

Vùng trồng lúa tập trung Long Thành, Nhơn Trạch: tổng diện tích canh tác khoảng 8.200 ha, diện tích gieo trồng lúa 11.500 ha, phân bố tập trung ở các xã Tam An, Phước Thiền, Long Tân, Long Đức và rải rác các xã Long An, Long Phước…

Vùng trồng lúa tập trung Nam Vĩnh Cửu: tổng diện tích canh tác khoảng 4.300 ha, diện tích gieo trồng lúa 7.000 ha, phân bố tập trung ở các xã Bình Lợi, Tân An, Thạnh Phú, Bình Hòa, Thiên Tân và rải rác các xã Vĩnh Tân, TT. Vĩnh An…

+ Cây Bắp: Tổng diện tích gieo trồng năm 2012 là 51.179 ha, phân bố ở các địa phương như sau:

Vùng trồng bắp tập trung Cẩm Mỹ, Xuân Lộc: diện tích canh tác khoảng 10.000ha, diện tích gieo trồng bắp 17.000ha, phân bố tập trung ở các xã Xuân Đông, Xuân Tây, Lang Minh, Sông Ray, Xuân Hòa, Xuân Bắc và rải rác các xã Xuân Thành, Xuân Trường…

Vùng trồng bắp tập trung Định Quán, Tân Phú: tổng diện tích canh tác khoảng 7.500ha, diện tích gieo trồng bắp 11.800ha, phân bố tập trung ở các xã Phú Ngọc, Gia Canh, Phú Hòa, Phú Điền, Phú Thanh, Phú Bình và rải rác các xã Thanh Sơn, Phú Vinh, Phú An, Nam Cát Tiên…

Vùng trồng bắp tập trung Thống Nhất, Trảng Bom, Long Thành: tổng diện tích canh tác khoảng 6.500ha, diện tích gieo trồng bắp 8.000ha, phân bố tập trung ở các xã Trung Hòa, Hưng Thịnh, Hưng Lộc, Lộ 25, Bình An, Bình Sơn, Suối Trầu, Cẩm Đông và rải rác các xã Bàu Cạn, Phước Bình, Tân Hiệp, Quảng Tiến…

Vùng trồng bắp tập trung Vĩnh Cửu: tổng diện tích canh tác khoảng 2.000ha, diện tích gieo trồng bắp 2.700ha, phân bố tập trung ở các xã Trị An, TT. Vĩnh An, Vĩnh Tân và rải rác các xã Thanh Phú, Phú Lý…

+ Cây rau các loại: Tổng diện tích gieo trồng năm 2012 là 14.006 ha, phân bố ở các địa phương như sau:

Vùng trồng rau tập trung Xuân Lộc, Long Khánh Cẩm Mỹ: diện tích gieo trồng rau 5.700ha, phân bố tập trung ở các xã Xuân Phú, Xuân Bắc, Xuân Thọ, Xuân Hưng, Xuân Hòa, Suối Cao, Xuân Trường, Xuân Đông, Lâm San và rải rác các xã Xuân Tây, Xuân Tâm, Xuân Hiệp…

Vùng trồng rau tập trung Thống Nhất, Trảng Bom, Biên Hòa: tổng diện tích gieo trồng rau 3.700ha, phân bố tập trung ở các xã Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm, Lộ 25, Sông Thao, Hưng Thịnh, Đông Hòa, Trung Hòa, phường Trảng Dài, Phước Tân và rải rác các xã Xuân Thiện, Hưng Lộc, Sông Thao…

Vùng trồng rau tập trung Tân Phú, Định Quán: tổng diện tích gieo trồng rau 2.700ha, phân bố tập trung ở các xã Phú Xuân, Phú Lộc, Tà Lài, Thanh Sơn, Phú Thanh, Gia Canh, Phú Ngọc và rải rác các xã Phú Lâm, Phú Bình, Phú Thịnh, Phú Hòa, Phú Lợi…

76 3716 3716 1213 794 2822 4720 2443 4875 11936 258 12703 125 2467 1762 3852 13190 12556 3562 2545 3325 350 4026 934 139 2705 3741 1109 4115 517 491 6517 835 158 1862 666 1603 1588 350 82 19 1732 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 TP. Biên Hòa TX. Long Khánh H. Vĩnh Cửu H. Tân Phú H. Định Quán H. Xuân Lộc Trảng H. Bom H. Thống Nhất H. Long Thành Nhơn H. Trạch H. Cẩm Mỹ

Cao su Điều Cà phê Hồ tiêu

ha

Nguồn: [2]

+ Cây cao su: Tổng diện tích trồng cao su năm 2012 là 45.556 ha, phân bố ở các địa phương như sau:

Vùng trồng cao su tập trung Long Thành, Cẩm Mỹ, Long Khánh, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu: diện tích cao su tổng số 36.800 ha, phân bố tập trung ở các xã Bình Sơn, Tam Hiệp, Bình An, Bàu Cạn, Lộc An, (Long Thành), Xuân Thạnh, Xuân Thiện, Bàu Hàm (Thống Nhất), Hàng Gòn, Suối Tre, Xuân Quế, Xuân Đường, Sông Nhạn, Xuân Mỹ, Long Giao, Xuân Nghĩa, Sông Trầu, Sông Thao, Cây Gáo, Thanh Bình, Quảng Tiến, Giang Điền, An Viễn, Vĩnh Tân và rải rác các xã ở các xã còn lại thuộc các huyện trên.

Vùng trồng cao su tập trung Xuân Lộc, Định Quán: tổng diện tích trồng cao su 7.500ha, phân bố tập trung ở các xã Xuân Tâm, Xuân Hòa, Xuân Thành, Xuân Hưng,

Suối Nho, Phú Túc, Túc Trưng, Phú Cường và rải rác các xã Xuân Định, Suối Cao, Xuân Bắc…

+ Cây Điều: Tổng diện tích trồng điều năm 2012 là 47.760 ha, phân bố ở các địa phương như sau:

Trên địa bàn tỉnh có duy nhất 1 vùng trồng điều tập trung thuộc các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú: diện tích điều tổng số 33.600 ha, phân bố tập trung ở các xã Xuân Tâm, Suối Cao, Xuân Bắc, Xuân Hưng, Xuân Thọ, Xuân Thành, Xuân Trường, Xuân Hiệp, Túc Trưng, La Ngà, Phú Lợi, Phú Vinh, Ngọc Định, Thanh Sơn, Phú Ngọc, Phú Túc, Xuân Tây, Long Giao, Xuân Mỹ, Phú An, Nam Cát Tiên, Phú Thịnh, Phú Sơn, Tà Lài và rải rác các xã ở các xã còn lại thuộc các huyện trên.

+ Cây cà phê: Tổng diện tích trồng cà phê năm 2012 là 20.268 ha, phân bố ở các địa phương như sau:

Vùng trồng cà phê tập trung Cẩm Mỹ, Long Khánh, Thống Nhất, Trảng Bom, Long Thành: diện tích cà phê tổng số 12.500 ha, phân bố tập trung ở các xã Bảo Bình, Xuân Tây Lâm San, Sông Ray Xuân Quế, Xuân Đông, Xuân Bảo, Sông Thao, Sông Trầu, Tây Hòa, Bảo Quang và rải rác ở các xã Hưng Lộc, Bàu Cạn, Bình An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Thừa Đức, Xuân Mỹ, Xuân Đường...

Vùng trồng cà phê tập trung Định Quán, Tân Phú: tổng diện tích 6.400ha, phân bố tập trung ở các xã Gia Canh, Phú Lợi, Phú Tân, Phú Vinh, Ngọc Định, Phú Hòa, TT Định Quán, Phú Lộc, Núi Tượng, Phú Lập, Tà Lài, Phú Xuân, TT Định Quán và rải rác các xã Phú Bình, Nam Cát Tiên, Phú Trung…

+ Cây hồ tiêu: Tổng diện tích trồng hồ tiêu năm 2012 là 8.895 ha, phân bố ở các địa phương như sau:

Vùng trồng hồ tiêu tập trung Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc: diện tích tổng số 4.100ha, phân bố tập trung ở các xã Phú Lộc, Trà Cổ, Phú Thịnh, Tà Lài, Núi Tượng, Phú Lập, Suối Cao, Xuân Thọ, Xuân Trường, Lang Minh, Xuân Hiệp và rải rác ở các xã Phú Tân, Phú Vinh, Phú Lợi, Xuân Tâm...

Vùng trồng hồ tiêu tập trung Cẩm Mỹ, Long Khánh, Thống Nhất, Trảng Bom: tổng diện tích 4.500ha, phân bố tập trung ở các xã Bảo Bình, Lâm San, Xuân Tây, Xuân Bảo,

Sông Ray, Bảo Quang, Bảo Vinh, Bảo Trâm, Xuân Tân, Hưng Lộc, Bầu Hàm, Sông Thao, Cây Gáo, Sông Trầu, Đông Hòa, Tây Hòa, Giang Điền, An Viễn và rải rác ở các xã Thừa Đức, Xuân Đông, Hàng Gòn, Xuân Thạnh…

Hình 6 : Diện tích trồng cây ăn quả phân theo đơn vị hành chính năm 2012

Nguồn: [2]

+ Cây chôm chôm: Tổng diện tích năm 2012 là 11.357 ha, phân bố ở các địa phương như sau:

Diện tích trồng chôm chôm trên địa bàn tỉnh tập trung thành 1 vùng thuộc các huyện Cẩm Mỹ, Long Khánh, Xuân Lộc, Thống Nhất, Trảng Bom: diện tích tổng số 10.100 ha

(chiếm 89,48% diện tích toàn tỉnh), phân bố tập trung ở các xã Xuân Bảo, Sông Nhạn, Xuân Quế, Bảo Bình, Bình Lộc, Xuân Lập, Bảo Quang, Xuân Tân, Bàu Sen, Bảo Hòa, Xuân Định, Xuân Phú, Gia Tân 1, Gia Tân 3, Gia Kiệm, Quang Trung, Hưng Lộc, Lộ 25, Xuân Thạnh, Xuân Thiện, Sông Thao, Tây Hòa, Sông Trầu và rải rác hầu khắp các xã trong các huyện kể trên.

+ Cây xoài: Tổng diện tích năm 2012 là 10.358 ha, phân bố ở các địa phương như sau:

Diện tích trồng xoài trên địa bàn tỉnh tập trung thành 1 vùng thuộc các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán Thống Nhất: diện tích tổng số 9.500 ha (chiếm 91,56% diện tích toàn tỉnh), phân bố tập trung ở các xã Phú Lý, Mã Đà, La Ngà, Túc Trưng, Ngọc Định, Phú Cường, Phú Túc, TT. Định Quán, Xuân Hưng, Suối Cao, Xuân Bắc, Xuân Thành, Xuân Hòa và rải rác ở các xã Phú Ngọc, Gia Canh, Xuân Trường, Xuân Tâm.

+ Cây sầu riêng: Tổng diện tích năm 2012 là 3.910 ha, phân bố ở các địa phương như sau:

Diện tích trồng sầu riêng trên địa bàn tỉnh tập trung thành 1 vùng thuộc các huyện Cẩm Mỹ, Long Khánh: diện tích tổng số 2.700 ha (chiếm 69,34% diện tích toàn tỉnh), phân bố tập trung ở các xã Hàng Gòn, Xuân Lập, Bình Lộc, Bàu Sen, Xuân Tân, Xuân Bảo, Bảo Bình, Xuân Đường, Long Giao, Nhân Nghĩa, Xuân Quế và rải rác ở các xã Bảo Vinh, Suối Tre, Bàu Trâm, Xuân Tây, Sông Nhạn, Sông Ray…

+ Cây chuối: Tổng diện tích năm 2012 là 7.050 ha, phân bố ở các địa phương như sau:

Diện tích trồng chuối trên địa bàn tỉnh tập trung thành 1 vùng thuộc các huyện Thống Nhất, Trảng Bom Xuân Lộc, Địn Quán: diện tích tổng số 5.700 ha (chiếm 81,55% diện tích toàn tỉnh), phân bố tập trung ở các xã Gia Kiệm, Quang Trung, Gia Tân 1, Gia Tân 3, Bàu Hàm, Sông Trầu, Sông Thao, Phú Túc, Phú Cường, Xuân Hưng, Xuân Bắc và rải rác ở các xã Hưng Lộc, Gia Tân 2, La Ngà, Túc Trưng…

+ Cây bưởi và các loại cây ăn quả có múi khác: Tổng diện tích năm 2012 là 5.197 ha (trong đó, cây bưởi 1.735ha) phân bố thành 2 vùng rõ rệt

Vùng trồng bưởi phân bố dọc theo sông Đồng Nai thuộc TP Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu, trên địa bàn các phường Hiệp Hòa, Hóa An, Bửu Long, Tân Hạnh (TP Biên Hòa) và xã Hiếu Liêm (Vĩnh Cửu).

Vùng trồng cây ăn quả có múi khác, tổng diện tích 3.462 ha phân bố như sau

Diện tích trồng cam quýt trên địa bàn tỉnh tập trung thành 1 vùng thuộc các huyện Tân Phú, Định Quán: diện tích tổng số 2.600ha (chiếm 75,85% diện tích toàn tỉnh), phân bố tập trung ở các xã Phú Lộc, Trà Cổ, Phú Lập, Phú Thịnh, Phú Xuân, Phú Lợi, Phú Hòa, Phú Tân, Phú Vinh, Ngọc Định, La Ngà, TT Định Quán và rải rác ở các xã Phú Sơn, Phú Điền, Phú An, Gia Canh, Phú Ngọc…

+ Cây mãng cầu ta: Tổng diện tích năm 2012 là 1.486 ha, phân bố thành vùng khá tập trung tại 2 huyện Tân Phú và Định Quán trên địa bàn các xã Trà Cổ, Phú Lộc, Phú Thịnh, Phú Tân đây là một loại trái cây đặc sản ngon nổi tiếng cả nước, các ngành liên quan cần có kế hoạch xây dựng và quảng bá thương hiệu để phát tiển ngành hàng này.

Lao động nông nghiệp ở Đồng Nai có chất lượng khá, đa số các hộ biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất đúng quy trình nên năng suất và chất lượng sản phẩm ở Đồng Nai khá cao, tuy nhiên, vẫn còn không ít hộ nông dân áp dụng không đúng quy trình kỹ thuật là ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm. Hy vọng, với các chương trình sản xuất theo hướng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ cao, chương trình khuyến nông… sẽ nâng cao chất lượng lao động, 100% nông dân sẽ áp dụng đúng quy trình khuyến cao, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm đưa nông nghiệp Đồng Nai phát triển bền vững, hiệu quả theo hướng nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm vệ sinh, an toàn…

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)