3. Thực trang về phân bố các loại vật nuôi.
4.4.2. Khó khăn thách thức:
- Đất nông nghiệp theo dự báo sẽ tiếp tục giảm đáng kể, địa bàn chăn nuôi bị thu hẹp song điều đáng lưu ý là sử dụng đất nông nghiệp lại trong tình trạng bị động trước sức ép bị chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp luôn.
- Ngoại trừ cao su, hồ tiêu, hạt điều, cà phê, bắp, hạt điều, thịt heo, thịt gà, trứng gà ,sữa tươi và một số loại trái cây sản xuất ở tỉnh Đồng Nai là có số lượng đủ lớn và chất lượng khá cao được xem là hàng hóa chủ lực, còn lại các nông sản khác: lúa, khoai mì, khoai lang, mè, rau, quả… sản xuất quy mô nhỏ, lại khá phân tán, chất lượng không đồng đều, năng suất thấp, giá thành cao nên khó đủ sức cạnh tranh.
- Giá vật tư nông ngư nghiệp (phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi…) ngày càng tăng, giá thuê nhân công làm nông nghiệp cũng tăng đáng kể dẫn đến tăng giá thành, giảm lợi nhuận và giảm sức cạnh tranh của nông lâm sản hàng hóa.
- Một số thách thức:
+ Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đất, nước, dịch bệnh hại cây trồng vật nuôi luôn tiềm ẩn gây tổn thất rất khó lường đối với nông nghiệp.
+ Nông sản thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đều đòi hỏi phải vượt qua các rào cản kỹ thuật với các quy chuẩn ngày càng khắt khe. Trong khi phần lớn nông sản sản xuất ở tỉnh Đồng Nai chưa được sản xuất theo quy chuẩn, chưa có thương hiệu.
+ Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là vấn đề rất mới với Việt Nam, trong khi thị trường công nghệ cao trong nông nghiệp ở Việt Nam chưa hình thành, đặc biệt là nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Đồng Nai rất thiếu. Do vậy ý tưởng phát triển nông nghiệp công nghệ cao là hoàn toàn đúng đắn nhưng triển khai thực hiện thành công thực sự là thách thức rất lớn.
+ Tình trạng bỏ vụ, bỏ hoang đất sản xuất nông nghiệp ở các địa phương (xã, huyện, TX) ở vùng phía tây nam tỉnh gây lãng phí tài nguyên rất khó khắc phục và đây thực sự là thách thức đối với ngành nông nghiệp và hệ thống chính trị. Người có đất sản xuất nông nghiệp nhưng lại không có kế hoạch hoặc ý tưởng đầu tư sản xuất nông nghiệp do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong khi người quan tâm đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp muốn được sử dụng đất sản xuất nông nghiệp lập trang trại - doanh nghiệp phải sang nhượng với giá cao và còn vướng mắc bởi cơ chế chính sách chưa đồng bộ (vấn đề tích tụ đất đai trong nông nghiệp v.v…).