Giá trị sản xuất:

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai (Trang 33)

Bảng 12: Diễn biến giá trị sản xuất các nhón cây trồng qua các năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tăng bình

quân (%) Tổng số 12.712.793 12.997.001 13.235.074 2,03

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tăng bình quân (%)

Cây lương thưc 2.824.864 2.996.045 3.133.784 5,33 Rau màu, hoa, cây cảnh 1.197.089 1.097.790 1.105.456 -3,90 Cây công nghiệp HN 546.327 537.613 527.667 -1,72

Cây hàng năm khác 617.043 644.865 636.192 1,54

Cây lâu năm 7.527.470 7.720.688 7.831.975 2,00

Cây ăn quả 3.601.408 3.735.352 3.788.417 2,56

Cây công nghiệp lâu năm 3.890.392 3.952.062 3.982.718 1,18

Cây lâu năm khác 35.670 33.274 60.840 30,60

Tổng số 12.712.793 18.066.369 18.060.600

Cây hàng năm 5.185.323 6.614.453 6.488.004

Cây lương thưc 2.824.864 3.907.971 3.744.213 Rau màu, hoa, cây cảnh 1.197.089 1.200.018 1.350.448 Cây công nghiệp HN 546.327 720.775 662.238 Cây hàng năm khác 617.043 785.689 731.105 Cây lâu năm 7.527.470 11.451.916 11.572.596

Cây ăn quả 3.601.408 4.278.628 5.253.019

Cây công nghiệp lâu năm 3.890.392 7.034.689 6244.362

Cây lâu năm khác 35.670 138.599 75.215

Tổng số 100,00 100,00 100,00

Cây hàng năm 40,79 36,61 35,92 So với tổng

số

Cây lương thưc 54,48 59,08 57,71 So với cây

hàng năm Rau màu, hoa, cây cảnh 23,09 18,14 20,81 So với cây

hàng năm

Cây công nghiệp HN 10,54 10,90 10,21 So với cây

hàng năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tăng bình quân (%)

hàng năm

Cây lâu năm 59,21 63,39 64,08 So với tổng

số

Cây ăn quả 47,84 37,36 45,39 So với cây

lâu năm Cây công nghiệp lâu năm 51,68 61,43 53,96 So với cây

lâu năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cây lâu năm khác 0,47 1,21 0,65 So với cây

lâu năm

Nguồn [2] Về tỷ trọng các loại cây trồng: đến năm 2012, giá trị sản xuất cây hàng năm chiếm 35,92% và đang có xu thế giảm, cây lâu năm chiếm 64,08% và đang có xu thế tăng nhanh, đây là xu thế đúng bởi trong các loại cây hàng năm chỉ rau, hoa, bắp là có thể xếp vào nhóm cây chủ lực, các cây trồng.

Diện tích các loại cây lương thực như lúa, bắp chỉ tăng bình quân 1%/năm thì năng suất bình quân các loại cây trồng này lại có mức tăng từ 3,86 - 4,13%/năm làm cho giá trị sản xuất tăng với tốc độ 5,33%/năm và cao nhất so với các nhóm cây trồng khác, ngành nông nghiệp Đồng Nai vẫn rất coi trọng nhóm cây lương thực và đang chuyển hướng từ tăng trưởng về số lượng sang đầu tư để tăng cả về chất lượng và giá trị sản phẩm.

Đối với cây lâu năm, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 2,00%/năm trong đó cây ăn quả tăng 2,56%/năm và cây công nghiệp lâu năm chỉ tăng 1,18%/năm, đây là mức tăng thấp một số nguyên nhân có thể nêu ra gồm: một số vườn cao su trồng khá lâu năm đã đến kỳ thanh lý, diện tích cao su mới đưa vào khai thác không thể cho năng suất cao, cây điều ngày càng kém hiệu quả cả về năng suất và sản lượng đều có xu thế giảm, một số loại cây ăn quả như chôm chôm, sầu riêng… có đầu ra không ổn định, người trồng ít đầu tư chăm sóc nên cả diện tích thu hoạch và năng suất đều giảm, ngoài ra còn một nguyên nhân quan trọng là khá nhiều công trình xây dựng (khu công nghiệp, khu đô thị, đường cao tốc…) được quy hoạch trên đất cây lâu năm. Riêng cây hồ tiêu, do giá thị

trường luôn ở mức cao và ổn định nên cả diện tích và sản lượng đều tăng nhanh (diện tích tăng 9%/năm và sản lượng tăng 6,7%/năm), từ khi ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước có điều hòa dinh dưỡng năng suất hồ tiêu đã tăng đáng kể, cây hồ tiêu đang thực sự là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh.

Ngành nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng đang gặp nhiều khó khăn, trong đó, điển hình là đất nông nghiệp giảm nhanh, thời tiết và dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả thị trường diễn biến theo hướng bất lợi cho người sản xuất… nhưng giá trị sản xuất ngành trồng trọt vẫn tăng bình quân 2,84%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và 2,03% giai đoạn 2011 - 2012.

Đến năm 2012, tổng diện tích trồng cây lâu năm 165.232 ha, tăng 4.845 ha so với năm 2005, các loại cây có xu thế tăng là: cao su (tăng 4.552 ha), cà phê (tăng 1.638 ha), hồ tiêu (tăng 1.309 ha). Cây trồng có xu thế giảm là cây điều (giảm 2.332ha), riêng cây ăn quả 47.598 ha, giảm 292 ha, song qua cải tạo vườn tạp, đầu tư thâm canh đã xây dựng được các vùng cây ăn trái đặc sản có chất lượng và giá trị cao như sầu riêng (Cẩm Mỹ), chôm chôm (Long Khánh), xoài (Xuân Lộc) chuối (Trảng Bom)…

Do thiếu những dự án đầu tư được xây dựng có chất lượng với đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn với những biện pháp cụ thể , thông qua cơ chế chính sách để huy động một cách tốt nhất các nguồn lực phát triển sản xuất, cả chính quyền và người sản xuất đều thiếu thông tin (đặc biệt là những thông tin dự báo về giống, chính sách, tiến bộ kỹ thuật, thị trường,…), công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn thiếu và chưa đồng bộ, thiếu các doanh nghiệp làm dịch vụ cả đầu vào, đầu ra cho sản xuất,…

4.3. Ngành chăn nuôi:

Vị trí, vai trò của ngành chăn nuôi trong nông nghiệp tỉnh Đồng Nai

Giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là 5,02%/năm, chăn nuôi đóng góp đến 59,72% (trồng trọt chỉ đóng góp 37,60%). Đến năm 2012, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá so sánh 2010) đạt: 23.473 tỷ đồng, tăng 1.953 tỷ đồng so với năm 2010 tốc độ tăng bình quân giai 4,44%/năm trong giai đoạn này, chăn nuôi càng có vai trò quan trọng trong kinh tế nông nghiệp (đóng góp

đến 67,74% trong mức tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, trong khi trồng trọt chỉ đóng góp 26,74%).

Tỷ trọng chăn nuôi đang có xu thế tăng nhanh trong cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai nếu năm 2005 chăn nuôi chỉ chiếm 31,34% thì đến năm 2010 tỷ trọng này là 38,06% và đến năm 2012 lên đến 39,01%. Điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Đồng Nai là theo hướng đưa chăn nuôi thực sự trở thành ngành sản xuất chính.

Chăn nuôi ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế cũng như thu nhập của người dân tỉnh Đồng Nai điều này càng được thể hiện rõ hơn khi so sánh với các tỉnh vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL cho thấy, Đồng Nai luôn là tỉnh có tỷ trọng chăn nuôi cao nhất.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai (Trang 33)