Đất là giá thể của cây cỏ và cũng là một phần môi trường sống của nó, đất cung cấp chất dinh dưỡng và nước cho cỏ. Vì vậy, đất tốt, giàu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng cỏ. Căn cứ vào điều kiện đất đai, các thành phần có trong đất người ta có thể bố trí trồng câc giống cỏ với mật độ thích hợp phân bón một cách hợp lý phù hợp với từng loại đất. Sau đây là kết quả phân tích của thành phần đất trước thí nghiệm.
Bảng 2.7 : Thành phần dinh dưỡng của đất
Tầng đất (cm) Mùn (%) N TS (%) Lân TS (%) K2O TS (%) Lân DT (mg/100g) K2O DT (mg/100g) pH (KCl) Tỷ lệ sét (%) 0 – 30 2,18 0,13 0.06 0.70 4,74 7,88 4,87 20 30 – 60 1,70 0,07 0,04 0,45 4,10 5,40 4,52 18
(Kết quả phân tích tại Viện khoa học sự sống)
Mùn là kho thức ăn tiềm tàng cho cây và là nơi có hệ vi sinh vật đất phong phú. Chất dinh dưỡng và mùn đều chứa một lượng khá lớn các nguyên tố cho cây trồng và vi sinh vật: N, P, K, S, Ca, Mg… Đất nhiều mùn nếu có chế độ nước, không khí và nhiệt độ phù hợp thì sẽ giúp cho cây sinh trưởng phát triển đồng thời mang lại năng suất cao (Lê Văn Căn, Đỗ Ánh và cs, 1978) [2]
Qua bảng phân tích thành phần dinh dưỡng đất của Viện Khoa học sự sống ta thấy đây là loại đất thịt nhẹ, độ chua khá cao, lượng mùn cũng như các chất dinh dưỡng thấp nhưng khả năng giữ nước khá tốt. Như vậy để cỏ phát triển tốt cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân cho đất trước khi trồng và bón thúc sau các lứa cắt để cỏ có đủ dinh dưỡng phát triển.
2.4.3. Kết quả về ảnh hưởng của mức bón DAP đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và sản lượng thu hái của cỏ VA - 06 trong thí nghiệm.
- Kết quả sinh trưởng tích lũy của cỏ thí nghiệm: Để đánh giá mức độ
sinh trưởng tích lũy của cỏ theo thời gian sinh trưởng dưới tác động của các mức bón DAP khác nhau, chúng tôi tiến hành theo dõi sự phát triển chiều cao của cỏ thí nghiệm.
Kết quả được trình bày ở bảng 2.8.
Bảng 2.8: Chiều cao của cỏ VA – 06 thời điểm thu cắt ở các mức bón DAP
(đơn vị: cm)
Công thức thí nghiệm Lứa cắt Bình quân
Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3
ĐC:(180.40.60) 127,47± 1,54 65,26± 0,74 113,96± 0,51 102,23 CT1:(180.60.60) 127,53± 0,98 66,00± 0,89 116,93± 0,99 103,49 CT2:(180.80.60) 130,80± 1,49 67,60± 0,94 119,53± 0,42 105,98 CT3:(180.100.60) 123,67± 1,57 66,00± 1,43 115,60± 1,59 101,76
Hình 2.6: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của cỏ VA – 06
Qua bảng 2.8 và hình 2.1 ta thấy:
Có sự chênh lệch về chiều cao ở các công thức thí nghiệm và giữa các lứa cắt: Ở lứa cắt thứ nhất kết quả tốt nhất ở công thức thí nghiệm 1 thì sự chênh lệch giữa lô ĐC và các công thức TN là không đáng kể, cao nhất là ở CT2 (130,80cm) và thấp nhất là ở CT3 (123,67cm) trong khi CTĐC đạt 127,47 cm.
Ở lứa thứ 2 do ảnh hưởng của thời tiết lúc này rất khô hạn độ ẩm không khí luôn ≤ 80%, nhiệt độ thấp của vụ cuối đông, đầu xuân dẫn đến làm sinh trưởng của cỏ chậm lại ảnh hưởng tới chiều cao của cỏ, kết quả cao nhất ở CT2 cũng chỉ đạt 67, 6cm, bằng một nửa so với lứa đầu.
Ở lứa thứ 3 có sự khác biệt với lứa thứ 2, chiều cao của cỏ đã tăng đáng kể, gần gấp đôi so với lứa thứ 2, cao nhất là ở CT2 (119,53cm) và thấp nhất ở lô CTĐC (113,96cm)
Từ kết quả trên ta thấy rằng ở các mức phân bón DAP khác nhau thì sự sai lệch về chiều cao của cỏ VA - 06 là không đáng kể.
Kết quả sinh trưởng chiều cao của cỏ cho thấy ở cùng mức bón DAP, thời tiết khí hậu ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cỏ trong điều kiện không tưới nước. Tuy nhiên dù ở lứa cắt nào thì kết quả chiều cao cây ở mức bón DAP trong CT2 (180.80.60) đều đạt cao nhất.
- Về tốc độ sinh trưởng:
Tốc độ sinh trưởng của cỏ thí nghiệm được xác định bằng khả năng tăng chiều cao bình quân/này trong cả thời kỳ sinh trưởng từ trồng hoặc cắt lứa trước tói khi cắt lứa 1 hoặc lứa tiếp theo. Kết quả tốc độ sinh trưởng của cỏ được trình bày trong bảng 2.9 và biểu đồ hình 2.2
Bảng 2.9. Tốc độ sinh trưởng của cỏ VA - 06 ở các mức bón DAP
(đơn vị: cm/ngày)
Công thức thí nghiệm Lứa cắt Bình quân
Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3
ĐC: 180.40.60 2,27 ± 0,45 1,16 ± 0,09 3,26 ± 0,64 2.23 CT1: 180.60.60 2,28 ± 0,56 1,27 ± 0,17 3,34 ± 0,56 2.30 CT2: 180.80.60 2,34 ± 0,47 1,29 ± 0,18 3,42 ± 0,67 2.35 CT3: 180.100.60 2,21 ± 0,55 1,17 ± 0,10 3,30 ± 0,69 2.27
Hình 2.7. Biểu đồ tốc độ sinh trưởng của cỏ VA - 06
Qua bảng 2.9 và hình 2.2 cho ta thấy:
Tốc độ sinh trưởng của cỏ ở các mức bón DAP và các lứa cắt có sự khác nhau trong đó các công thức thí nghiệm luôn cao hơn ĐC:
Ở lứa cắt thứ 1 thì tốc độ của cỏ ở CT2 đạt tốc độ cao nhất là 2,34 cm/ngày, thấp nhất là lô CT3 đạt 2.21 cm/ngày.
Ở lứa cắt thứ 2 thì tốc độ của lô ĐC là thấp nhất (1,16 cm/ngày) và cao nhất là lô CT2 ( 1,29cm/ngày)
Ở lứa cắt thứ 3, lô CT2 có tốc độ cao nhất đạt 3,42cm/ngày và thấp nhất là lô ĐC đạt 3,26 cm/ngày.
Qua các chỉ tiêu sinh trưởng cho thấy CT với mức bón 80 kgDAP/ha có ảnh hưởng tốt nhất đến tốc độ sinh trưởng của cỏ VA – 06.
- Về năng suất xanh và năng suất chất khô:
Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp ảnh hưởng của sinh trưởng, của phân bón, thời tiết khí hậu tới kết quả thâm canh cỏ trồng. Kết quả năng suất được trình bày ở các bảng dưới đây
Bảng 2.10. Năng suất xanh của cỏ VA - 06 ở các mức bón DAP
(đơn vị: tấn/ha)
Công thức thí nghiệm Lứa cắt Bình quân
Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3
ĐC:(180.40.60) 19,00 ± 0,29 10,30 ± 1,78 29,29 ± 4,02 19,53 CT1:(180.60.60) 19,62 ± 0,19 10,58 ± 1,43 29,64 ± 2,79 19,95 CT2:(180.80.60) 21,16 ± 0,52 11,71 ± 1,06 34,24 ± 0,57 22,37 CT3:(180.100.60) 18,29 ± 0,38 10,60 ± 0,80 27,58 ± 1,09 18,82
Hình 2.8. Biểu đồ biểu diễn NSX của cỏ VA - 06 ở các mức bón DAP
Bảng 2.10 và hình 2.3 cho ta thấy:
Ở lứa cắt thứ nhất, lô ĐC có sản lượng năng suất xanh đạt 19,00 tấn/ha, thấp nhất là lô CT3 đạt 18,29 tấn/ha, cao nhất ở CT2 đạt 21,16 tấn/ha
Ở lứa cắt thứ 2, năng suất xanh thấp nhất lại là lô ĐC đạt 10,30 tấn/ha, cao nhất là lô CT2 đạt 11,71 tấn/ha.
Ở lứa cắt thứ 3 thì năng xuất xanh của lô CT2 đạt cao nhất là 34,24 tấn/ha và thấp nhất là lô CT3 đạt 27,58 tấn/ha.
Kết quả trên cho thấy công thức 2 đạt tới sự cân đối NPK tốt hơn các công thức khác đã tác động tốt tới sinh trưởng và NSX của cỏ cho nên cần chú ý bón phân cân dối khi trồng và thâm canh cỏ
Có sự khác biệt năng suất giữa các lứa cắt là do ảnh hưởng của thời tiết khô hạn và rét làm cộng với thu hoạch sớm ở cuối tuần 7 nên lứa cắt 2 cho NS thấp nhất, lứa 3 gặp thời tiết ấm và đủ nước của đầu hè nên cỏ sinh trưởng tốt và cho năng suất cao nhất.
+ Năng suất chất khô (bảng 2.11 và biểu đồ hình 2.4).
Bảng 2.11. Năng suất VCK của cỏ VA - 06 ở các lô thí nghiệm khác nhau
(đơn vị: tấn/ha)
Công thức thí nghiệm Lứa cắt Bình quân
Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3
ĐC:(180.40.60) 2,23 ± 0,03 1,24 ± 0,17 3,44 ± 0,47 2,30 CT1:(180.60.60) 2,60 ± 0,03 1,29 ± 0,22 3,65 ± 0,14 2,51 CT2:(180.80.60) 2,65 ± 0,06 1,62 ± 0,15 4,75 ± 0,08 3,01 CT3:(180.100.60) 2,54 ± 0,05 1,40 ± 0,11 3,71 ± 0,35 2,55
Hình 2.9: Biểu đồ biểu diễn NS VCK của cỏ VA - 06 thí nghiệm
Qua bảng 2.11 và hình 2.4 ta thấy:
Qua 3 lứa cắt NS VCK đều có sự khác nhau giữa các công thức bón DAP, trong đó CT2 luôn cho năng suất cao nhất. tuy sự khác biệt năng suất mới chỉ là sự khác biệt số học do dựa vào kết quả phân tích chất khô mẫu cỏ
thí nghiệm để tính NS VCK nhưng nó cho thấy xu hướng khi tăng mức bón DAP từ mức 40 kg lân/ha ở ĐC tới mức 80kg lân/ha ở CT2 thì năng suất cỏ cả xanh và khô đều tăng nhưng tới mức DAP, ở CT3 đã gây hạn chế năng suất.
- Kết quả sản lượng thu hái của cỏ thí nghiệm: Sản lượng là kết quả cộng gộp năng suất cỏ qua tất cả các lứa cắt trên một đơn vị thời gian. Chúng tôi tính sản lượng cỏ qua 3 lứa cắt và trình bày ở bảng 2.12 và biểu đồ hình 2.5.
Bảng 2.12: Sản lượng chất xanh và vật chất khô của cỏ VA - 06 ở các lô thí nghiệm khác nhau
Công thức thí nghiệm Sản lượng (tấn/ha)
Chất xanh VCK
ĐC: 180.40.60 58,59 6,91
CT 1: 180.60.60 59,64 7,54
CT 2: 180.80.60 67,01 8,91
CT 3: 180.100.60 56,47 7,75
Hình 2.10: Biểu đồ biểu diễn sản lượng chất xanh và vật chất khô của cỏ VA - 06 ở các lô thí nghiệm
Qua bảng 2.12 và hình 2.5 là bảng tính sản lượng chất xanh trung bình của 3 lứa cắt từ đó tính ra sản lượng khô trong 3 lứa cắt, ta thấy rằng: cùng loại cỏ, cùng các điều kiện khách quan như đất đai, thời tiết, chăm sóc... chỉ khác nhau về mức phân bón DAP thì SLCX thu được ở các lô khác nhau thì khác nhau, sản lượng cao nhất là lô CT2 (NPK= 180.80.60) đạt 67,01 tấn chất xanh và 8,91 tấn chất khô/ha và thấp nhất là lô CT3 ((NPK= 180.100.60) chỉ đạt 56,47 tấn chất xanh và 7,75 tấn chất khô/ha.
2.4.4. Kết quả về sự ảnh hưởng của các mức bón DAP tới chất lượng cỏVA - 06. VA - 06.
Kết quả về chất lượng cỏ phụ thuộc trước hết vào yếu tố di truyền của phẩm chất giống, loài. Tuy nhiên với cỏ hòa thảo chất lượng cỏ là chỉ tiêu tổng hợp của các tác động ngoại cảnh chính như phân bón, mùa vụ trồng, tuổi thu cắt, mức độ thu cắt, thành phần cây cỏ được thu cắt. Trong điều kiện của thí nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của các mức bón DAP chúng tôi đã lấy mẫu ở lứa cắt 2 để phân tích thành phần hóa học của cỏ.
Kết quả trình bày ở bẳng 2.13
Bảng 2.13. Thành phần hóa học của cỏ VA – 06 ở các công thức thí nghiệm
(đơn vị: % tính theo trạng gửi mẫu)
Công thức VCK Protein Lipit Xơ Ca P
ĐC: 180.40.60 12,51 2,50 0,33 3,24 0,10 0,05 CT 1: 180.60.60 11,74 2,48 0,28 3,10 0,08 0,06 CT 2: 180.80.60 13,25 2,55 0,35 3,52 0,10 0,06 CT 3: 180.100.60 13,87 2,50 0,33 3,72 0,11 0,06
(Kết quả phân tích tại Viện Khoa học sự sống)
Qua bảng 2.13 ta thấy rằng:
- Về VCK của cỏ nói chung thấp do cỏ thu hoạch sớm ở 45 ngày và có sự biến động không nhiều, thấp nhất ở CT1 đạt 11,74 %, cao nhất là CT3 đạt 13,87%, ở CT2 khá cao đạt 13,25%. Với mức độ VCK như trên cỏ có tính ngon miệng
rất cao vì thân cỏ còn mềm, chưa hình thành ống gậy cứng nên trâu bò và cả lợn, cá rất thích ăn.
- Về tỷ lệ Protein: không có sự chênh lệch giữa các công thức vì đây là chỉ tiêu có tính di truyền ổn định nhất, mức biến động protein giữa các lô từ 2,48 - 2,55%
- Về hàm lượng Lipit, biến động từ 0,28 - 0,35% nói chung là thấp trong cỏ VA - 06 cũng như cỏ hòa thảo khác
- Về tỷ lệ xơ thô thì cao nhất là lô CT3 đạt 3,72% và thấp nhất là lô CT1 đạt 3,10% với mức chênh lệch không đáng kể và nằm trong ngưỡng xơ hợp lý để cỏ có tính ngon miệng cao với trâu bò, lợn
- Về lượng Canxi, nằm trong khoảng 0,08 - 0,11%; Photpho nằm trong khoảng 0,05 - 0,06%.
Nhìn chung ta có thể thấy rằng phân bón DAP có ảnh hưởng tốt tới chất lượng của cỏ.
Với kết quả trên có thể đánh giá cỏ ít chịu ảnh hưởng biến đổi thành phần hóa học theo mức thay đổi lân DAP trong các công thức thí nghiệm. Từ kết quả này cho thấy: Việc bón DAP ở các mức khác nhau chỉ ảnh hưởng tới sinh trưởng, năng suất cỏ mà không làm thay đổi giá trị chất lượng cỏ VA - 06
2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị
2.5.1. Kết luận
Căn cứ vào kết quả thu được của thí nghiệm chúng tôi rút ra một số kết luận bước đầu như sau:
- Sử dụng phân phức hợp DAP để bón cho cỏ VA - 06 đã tác động tốt tới chiều cao cây, tốc độ sinh trưởng dẫn tới làm tăng năng suất, sản lượng thu hái, cụ thể:
+ Mức bón DAP ở công thức 2 (N.P.K = 160.80.60) cho kết quả tốt nhất với các số liệu tương ứng về NSX BQ, NSVCK BQ, SL CX, SL VCK là: 22,37 tấn chất xanh bình quân/lứa cắt/ha, 3,01 tấn VCK bình quân/lứa cắt/ha, 67,01 tấn chất xanh/ha và 8,91 tấn VCK/ha.
+ Ở các mức bón của công thức đối chứng (N.P.K = 160.40.60), CT1 (N.P.K = 160.60.60) và CT3 (N.P.K = 160.100.60) đều cho kết quả các chỉ tiêu trên thấp hơn so với CT2.
- Sử dụng phân phức hợp DAP để bón cho cỏ VA - 06 đã tác động làm biến đổi ít thành phần hóa học của cỏ VA - 06 trong thí nghiệm với tỷ lệ VCK biến động từ 11,74 - 13,87%, protein từ 2,48 - 2,55%, xơ biến động từ 3,1- 3,72%...
2.5.2. Tồn tại
Trong quá trình thực tập thời tiết biến đổi bất thường ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Hơn nữa thời gian thực tập tốt nghiệp, do kinh nghiệm thực tế còn ít nên kết quả thu được còn hạn chế.
Thời gian thực tập ngắn nên không thể theo dõi được toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cỏ VA - 06 ở các lứa cắt tiếp theo trong 1 năm.
2.5.3. Đề nghị
Cần phổ biến cho người dân hiểu về tác dụng cũng như lợi ích mà phân DAP mang lại trong sản xuất nông nghiệp.
Khu vực thí nghiệm cần được xây dựng các cơ sở tưới tiêu để bảo đảm độ ẩm cho cỏ trồng phát triển đảm bảo tính chặt chẽ và chuẩn mực của điều kiện thí nghiệm.
Đối với các chân đất xấu, chua thì cần phải cải tạo lại trước khi trồng để mang lại hiệu quả cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt
1. Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị (1976), Gây trồng và sử dụng một số giống cỏ có
năng suất cao, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
2. Lê Văn Can, Đỗ Ánh và cs (1978), Giáo trình nông hóa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Đường Hồng Dật (2011), Kỹ thuật bón phân cân đối và hợp lý cho cây
trồng, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
5. Nguyễn Ngọc Hà, Lê Hòa Bình, Bùi Xuân An, Ngô Văn Mận (1985), Kết quả nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cỏ nhập nội, Nxb Khoa học và kỹ
thuật tháng 8, tr.347.
6. Từ Quang Hiển, Nguyễn Khánh Quắc, Trần Trang Nhung (2002), Đồng cỏ
và cây thức ăn gia súc, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
7. Điền Văn Hưng (1974), Cây thức ăn ở miền Bắc Việt Nam, Nxb Nông thôn. 8. Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2009), Cấu tạo giải phẫu và thành phần hoá
học cơ bản của thân cỏ Varisme số 6 (VA - 06), Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn (số 6) p.100 - 104.
9. Nguyễn Ngọc Nông (1999), Giáo trình nông hóa thổ nhưỡng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Nguyễn Khánh Quắc (1995), Các yếu tố tác động đến đồng cỏ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 13-16.
11. Phùng Thị Thanh (2007), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ VA - 06, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006), Sinh lý học vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Thiện (2000), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Lê Hữu Thụ (2008), Dự án khoa học“Ứng dụng công nghệ sinh học sản