Sau cuộc “Cách mạng về thức ăn gia súc” ở Tây Âu mà đặc biệt là ở Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển, đồng cỏ ngày càng được chú ý và sử dụng đúng với vai trò của nó. Nếu như năm 1842 Pháp chỉ có 4 triệu ha trồng cỏ và 15 triệu ha ngũ cốc thì hiện nay tỷ số ấy đã thay đổi 12 triệu ha trồng cỏ và 8 triệu ngũ cốc (Điền Văn Hưng, 1974) [7].
Ở Anh các diện tích ngũ cốc giảm đi và diện tích đồng cỏ, các loại cây thức ăn gia súc tăng lên và được thâm canh một cách đáng kể.
Năm 1913 ở Liên Xô, diện tích trồng cỏ tăng từ 2,1 triệu ha lên 7,3 triệu ha năm 1933 và đến năm 1961 diện tích này đã lên tới 51,9 triệu ha (Nguyễn Ngọc Hà và cs, 1985) [5]. Không những diện tích trồng cỏ tăng lên, việc nghiên cứu chọn lọc các giống cỏ năng suất và giá trị dinh dưỡng cao đã được chú trọng, nhiều loại cỏ như cỏ Voi, cỏ Ghinê, cỏ Bermuda, cỏ
Pangola… đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.
- Ở Inđonêxia, trong tình hình thức ăn của trâu, bò chiếm 56% là cỏ tự nhiên, 21% là rơm, 16% là cây lá khác và 7% là phụ phẩm thì trong 4 giải
pháp để giải quyết thức ăn là thâm canh, trồng giống cỏ tốt (cỏ Voi, cỏ hòa thảo và cây họ Đậu) (Dr. Sochadji, 1994) [22].
- Ở Philippin, với 90% gia súc nhai lại nuôi tại vườn nhà hoặc ở các trang trại nhỏ được trồng các giống cỏ Stylo 184, cỏ Ghinê (Panicum
maxinum), Paspalum atratum… đều phát triển tốt cung cấp nguồn thức ăn cho
gia súc. Ngoài ra, các giống cỏ trên còn được trồng theo đường đồng mức ở đất dốc, cải tạo đất trống đồi núi trọc, trồng dưới tán cây ăn quả. Hàng năm sản xuất được trên 1 tấn hạt giống cỏ.
- Ở một số nước khác như Malaysia, Lào… cũng chú trọng đầu tư phát triển cây thức ăn cho gia súc từ những năm 1985. Cho đến nay một số giống cỏ hòa thảo và cỏ họ Đậu được chọn lọc, đang phát huy hiệu quả cao trong xản suất. Hằng năm sản xuất được 2 - 3 tấn hạt cỏ các loại.
Như vậy, việc lai tạo nhưng giống cỏ mới có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao như Coastcross (cỏ Bermuda lai), cỏ Ghinê (Panicum maximum), cỏ VA – 06... từ một loài đã tạo ra nhiều giống mới. Đây là thành tựu khoa học đáng kể góp phần giải quyết thức ăn cho gia súc nói chung và gia súc nói riêng ngày càng phát triển không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng. Đồng thời cũng thúc đẩy phong trào cây thức ăn xanh để chăn nuôi gia súc đang được nhiều nước quan tâm và là động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi đại gia súc phát triển.