Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi đã và đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ cung cấp thực phẩm và các sản phẩm khác cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn phải hướng tới việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Vì vậy, việc cung cấp thức ăn cho vật nuôi cần phải đặc biệt chú trọng hơn để đảm bảo đủ lượng thức ăn có chất lượng cao, đầy đủ và cân đối hàm lượng các chất có giá trị dinh dưỡng cao.
Đứng trước nhu cầu cấp thiết của việc phát triển đồng cỏ cho chăn nuôi gia súc nhai lại Đảng và nhà nước ta, các cơ quan khoa học, các trung tâm nghiên cứu, các hộ chăn nuôi… đã tiến hành nhập một số giống cỏ mới chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu thức ăn cho loài nhai lại. Đồng thời, lựa chọn phân bón và bón phân hợp lý đúng liều lượng, tỉ lệ các chất dinh dưỡng để bón cho cây phù hợp với trạng thái và điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây ở từng trường hợp cụ thể, đảm bảo thu được năng suất cây trồng cao, chất lượng nông sản tốt, hiệu suất sử dụng phân bón cao, bảo vệ, tăng cường phì nhiêu của đất và không gây ô nhiễm môi trường để phổ biến cho người dân. Đồng thời mở các lớp tập huấn về kỹ thật chăm sóc cho người dân. (Đường Hồng Dật, 2011) [3].
Hiệp hội doanh nghiêp nhỏ và vừa ngành nông thôn Việt Nam (Varisme) đã khảo nghiệm thành công giống cỏ mới VA - 06 để cung cấp thức ăn chăn nuôi.
Trong việc bón phân cho cỏ nói chung, các nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba vì, của Bộ môn Đồng cỏ - trường Đại học Nông nghiệp III Bắc Thái trong nhiều năm qua đã tập trung vào xác định tỷ lệ N/P/K thích hợp cho các nhóm cỏ hòa thảo thân bụi, thân đứng cũng như cho các giống cỏ bộ đậu, các hướng dẫn bón phân đã được đưa vào trong giáo
trình Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc để giảng dạy (Nguyễn Khánh Quắc và cộng sự, 2002) [10]
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc triển khai nhân rộng mô hình
“Trồng cỏ giàu đạm VA - 06 trên địa bàn tỉnh trong chăn nuôi bò với một số giống cỏ hiện đang sử dụng”.
Viện chăn nuôi quốc gia tiến hành phân tích giá trị dinh dưỡng của cỏ
VA - 06 thông qua sản lượng sữa bò cho thấy: Tỷ lệ sử dụng cỏ VA - 06 của sữa bò cao hơn so với cỏ Voi là 9,7% .
- Năm 2012, Viện Khoa học sự sống Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã triển khai chương trình khảo nghiệm phân bón mới DAP- Đình Vũ cho các loại cây trồng: chè, lúa, cỏ VA - 06… trên đất canh tác nông nghiệp miền Bắc Việt Nam.
Sau đây là một số kết quả khảo nghiệm DAP - Đình Vũ trên cây trồng: - Trên cây chè
Việc thử nghiệm bón phân cho chè được tiến hành ở huyện Sơn Dương và Đồng Hỷ (Thái Nguyên) trên 5.000 m2 với tổng lượng phân bón sử dụng là 130 kg DAP + 120 kg kali + 240 kg đạm urê/ha; trong khi ô đối chứng sử dụng: 280 kg urê + 120 kg lân supe + 240 kg phân kali/ha.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, ô bón phân DAP Đình Vũ cho năng suất, chất lượng hơn ô đối chứng. Cụ thể, mức độ chênh lệch lnăng suất là 10% . Nếu tính trung bình một năm thu hái 1 ha chè có sử dụng phân bón DAP, sản lượng cao hơn cách bón phân thông thường tới 650kg. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân bón DAP cho cây chè giúp giảm khối lượng vận chuyển phân vô cơ, giúp chè hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, mật độ búp nhiều hơn, độ vươn cao đồng đều, dễ trong thu hái và chế biến, hạn chế được sâu bệnh, chất lượng sản phẩm chè khi bón phân DAP hơn hẳn so với bón phân khác.
Không chỉ cho thấy hiệu quả tích cực trên cây chè, phân bón DAP Đình Vũ còn khẳng định được sự ưu việt của mình trên cây lúa tại huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), Chợ Mới (Bắc Kạn), Đồng Hỷ (Thái Nguyên), Văn Lâm (Hưng Yên).
Kết quả cho thấy, tại ô sử dụng phân DAP Đình Vũ cây lúa cứng hơn, khả năng chống đổ tốt, đẻ nhánh gọn, số dảnh hữu hiệu nhiều hơn. Đặc biệt, trong điều kiện phức tạp về sâu bệnh ở vụ mùa 2012 và vụ xuân năm 2013, song lúa được bón phân DAP Đình Vũ cây cứng cáp nên tỷ lệ nhiễm rầy và bệnh bạc lá ít hơn nhiều so với ô đối chứng. Tỷ lệ lép hạt ít hơn hẳn, năng suất vì thế tăng so với cùng kỳ các năm từ 2,6 - 3%. Tiết kiệm được hơn được từ 10 – 15% chi phí và năng suất của lúa thu được cũng tăng trên 10% so với cách bón truyền thống.