III. PHÂN PHỐI GIÁ TRỊ VÀ SỰ THỎA MÃN CHO KHÁCH HÀNG
2. Mạng lưới phân phối giá trị
Để thành công, các công ty cần phải phát hiện lợi thế cạnh tranh bên ngoài các hoạt động tác nghiệp của mình, hình thành nên
chuỗi cung ứng giá trị gồm nhà cung ứng, nhà phân phối, và khách hàng.
Ngày nay, nhiều công ty cũng đã phát triển đối tác của mình là các nhà cung cấp và phân phối để hình thành nên mạng lưới phân phối giá trị (chuỗi cung ứng giá trị ).
Ví dụ về thành công trong mạng lưới phân phối giá trị là hệ thống Levi Strauss & Company, một tên tuổi về sản xuất đồ jeans, kết hợp với nhà cung ứng và phân phối.
Một trong những nhà bán lẻ của Levi's là Sear. Hàng đêm, nhờ hệ thống trao đổi thông tin điện toán, Levi’s biết được kiểu cách và quy mô các loại quần jean được bán qua các cửa hàng của Sear và mạng lưới bán lẻ chủ yếu khác. Levi’s gửi đơn hàng yêu cầu về vải đến
Milliken &Company là nhà cung cấp vải. Đơn đặt hàng về sợi sẽ được chuyển đến cho DuPont là nhà cung cấp sợi. Theo cách này, các đối tác trong chuỗi cung cấp sử dụng thông tin bán hàng hiện tại để sản xuất những gì cần bán hơn là dựa vào các dự báo có thể có sự sai lệch
Ngày nay, khách hàng thông minh hơn, biết rõ giá cả hơn, nhiều đòi hỏi khắc khe hơn, ít tha thứ và được nhiều đối thủ cạnh tranh tiếp cận với sản phẩm và dịch vụ tương đương hoặc tốt hơn.
Theo Jeffrey Gitomer, thách thức bây giời đối với các công ty không phải là thỏa mãn khách hàng vì các đối thủ cạnh tranh cũng làm được điều đó. Thách thức bây giờ chính là tạo ra các khách
hàng trung thành.