chậm chạp. Và lịch sử của công ty đã chỉ rõ, sự va chạm văn hoá sẽ là thử thách lớn nhất cho Daimler Chysler khi sát nhập.
Theo nghiên cứu tại Stanford, công ty nhìn xa trông rộng được nhìn nhận như nhà lãnh đạo trong ngành và nhận được nhiều sự khâm phục, họ đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng, truyền đạt đến nhân viên của mình và hướng đến các mục đích cao hơn ngoài việc kiếm tiền. Họ cũng làm tốt hơn các "công ty so sánh" về lợi nhuận.
Các công ty nhìn xa trông rộng: General Electric, Hewlett-Packard và Boeing,
Các công ty so sánh: Westinghouse, Texas Instructments và McDonnel Douglas.
Có 3 sự tương đồng giữa 18 nhà lãnh đạo thị trường:
1) Các công ty nhìn xa trông rộng biết thiết lập các giá trị khác biệt để không đi chệch hướng.
IBM đã thiết lập các nguyên tắc rõ ràng trong quá trình phát triển là tôn trọng cá nhân, sự hài lòng của khách hàng, cải thiện chất lượng không ngừng. Hoạt động của Johnson & Johnson cũng tuân theo
các nguyên tắc: thứ nhất là trách nhiệm công ty với khách hàng, thứ hai là nhân viên, thứ ba là cộng đồng và thứ tư là các cổ đông.
2) Các công ty biết nhìn xa trông rộng đã thể hiện mục đích của một cách rõ ràng.
Xerox muốn cải thiện "năng suất của nhân viên“.
Theo Collins và Porras, mục đích cốt lõi của công ty không nên bị lẫn lộn với mục tiêu và chiến lược
kinh doanh, và đặc biệt là không nên mô tả đơn giản là dòng sản phẩm của một công ty.
3) Các công ty nhìn xa trông rộng đều phác thảo tầm nhìn về tương lai một cách rõ ràng và luôn nỗ lực để thực thi nó.
IBM là một công ty lãnh đạo về "hệ thống trung tâm" chứ không đơn giản là nhà lãnh đạo trong ngành sản xuất máy tính).