Khái quát chung về tình hình thu hút FDI vào ngành du lịch thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút fdi vào ngành du lịch thành phố hà nội (Trang 30)

Nội

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời kỳ 2005-2010

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thời kỳ 2005-2010 Số dự án 15 22 19 23 37 28 138 Vốn (Triệu USD) 111.7 239 174.2 285.6 522.1 313.8 1676.4

Việc tăng cường mở rộng hợp tác, thu hút vốn đầu tư, tài trợ củ quốc tế đã đạt được những thành quả đáng kích lệ. Đặc biệt ngành Du lịch đã tranh thủ được nhiều tổ chức quốc tế các chính phủ và tổ chức phi chính phủ tài trợ cho phát triển du lịch như về các lĩnh vực quy hoạch phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân lực, du lịch, cải cách hành chính, xây dựng văn bản quy phạm phát luật du lich. Sở Văn Hóa và Du lịch thành phố Hà Nội cũng đã chỉ đạo toàn Ngành tích cực tìm kiếm, khai thác nguồn đầu tư quốc tế. Nhiều Hội nghị xúc tiến đầu tư của các địa phương được tổ chức ở trong và ngoài ngước đã dành ưu tiên đặc biệt cho kêu gọi đầu tư phát triển du lịch. Bước đầu cũng được thực hiện với chủ trương dựa vào lợi thế so sánh trong khai thác giá trị văn hoá, ẩm thực, nguyên liệu, lao động rẻ… Các dự án đầu tư ra nước ngoài được thực hiện dưới hình thức liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn, với các hình thức kinh doanh ăn uống tại một số nước láng giềng và các nước Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ. Tuy các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa nhiều (5 dự án), quy mô nhỏ, nhưng đây là hướng đi đúng, đạt hiệu quả và phù hợp với xu hướng chung của hội nhập kinh tế thế giới.

Năm 2005có 23 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu du lịch và khách sạn, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 131 triệu USD.Các nước và vùng lãnh thổ dẫn đầu về vốn FDI vào các dự án du lịch là Singapore với 9 dự án và tổng vốn đăng ký gần 43.3 tỷ USD; Đài Loan có 5 dự án với 26 triệu USD; Hong Kong có 3 dự án với 17 triệu USD; tiếp đến là Hàn Quốc, Malaysia, Pháp, Nhật Bản. Bước đầu cũng được thực hiện với chủ trương dựa vào lợi thế so sánh trong khai thác giá trị văn hoá, ẩm thực, nguyên liệu, lao động rẻ… Các dự án đầu tư nước ngoài được thực hiện dưới hình thức liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn, với các hình thức kinh

doanh ăn uống một số nước láng giềng và các nước Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ. Phù hợp với xu hướng chung của hội nhập kinh tế thế giới.

Năm 2008 thị trường bất động sản du lịch bắt đầu nóng dần lên. Từ cuối năm

2007 đến 6 tháng đầu năm 2008 có 8 dự án xây dựng khách sạn cao cấp (3-5 sao) triển khai trên địa bàn TP. Các dự án về sân goff, khu du lịch sinh thái và resort quanh địa bàn thành phố cũng đã được sở kế hoạch đầu tư của thành phố Hà Nội thông qua. Đứng đầu về số vốn FDI vẫn là Singapore với 54.15 triệu USD chiếm 19% tiếp sau đó là Malaysia với số vốn là 36 triệu USD chiếm 12.6%... Nhờ số vốn FDI nước ngoài mà phương tiện vận chuyển khách du lịch của thành phố Hà Nội phát triển đa dạng cả đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ và dần được hiện đại hoá. Một số khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golff, công viên chủ đề và cơ sở giải trí được đưa vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và nhân dân.

Năm 2009 để chuẩn bị cho đại lễ 1000 năm Thăng Long sở Văn Hóa- Du lịch thành phố Hà Nội thu hút được 37 dự án đầu tư nước ngoài. Chủ yếu các dự án đều là xây dựng cơ sở hạ tầng. Cùng với dự án phát triển nguồn nhân lực do Luxenbourg với số vốn trên 10 triệu Euro và dự án EU tài trợ với số vốn khoảng 12 triệu EURO, Tổng cục Du lịch Hà Nội đã tiếp nhận và điều hành dự án do ADB tài trợ, với khoản kinh phí 12,2 triệu USD (có 8,47 triệu USD vốn vay ưu đãi) tập trung chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạn tầng du lịch. Từ năm 2005 đến 2010 đã có 138 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực du lịch với tổng số vốn là 1.502.4 USD. Năng lực vận chuyển khách du lịch tăng, chất lượng được nâng lên. Phương tiện vận chuyển khách du lịch chuyên ngành với hàng nghìn xe ô tô, tàu thuyền các loại, chất lượng phương tiện được tăng cường đổi mới thường xuyên; nhiều đội xe taxi ở các điểm du lịch được thành lập, đáp ứng phục vụ kịp thời nhu cầu đi lại của khách du lịch. Với cơ sở vật chất kỹ thuật như hiện nay, ngành Du lịch Hà Nôi đã đảm bảo phục vụ hàng chục triệu lượt khách quốc tế và nội địa, tổ chức được các sự kiện, hội nghị quốc tế lớn. đã chú trọng xây dựng phát triển nhiều loại hình du lịch, các tuyến du lịch mới cả đường bộ, đường sông, Mỗi năm đều có chủ đề về du lịch, bám vào các sự kiện lớn của Hà Nội, các lễ hội để tổ chức các

hoạt động du lịch với nhiều sự kiện du lịch độc đáo, hấp dẫn. Những sản phẩm du lịch mới được nghiên cứu xây dựng có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Năm 2010, ngành Du lịch Thủ đô đón hàng triệu lượt khách du lịch (trong 6 tháng đầu năm 2010 đã đạt hơn 5,5 triệu lượt khách, trong đó 10% là khách quốc tế) đến với Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội như là sự kiện văn hóa, chính trị, xã hội lớn “ngàn năm có một” được mong đợi của tất cả những người con đất Việt luôn hướng đến trái tim của đất nước, là sự quan tâm của bạn bè năm châu yêu mến Hà Nội. Hà Nội đã có hơn 800 cơ sở lưu trú các loại với hơn 20.000 phòng; trong đó 222 khách sạn được xếp hạng với gần 14.000 phòng chất lượng cao, có khả năng phục vụ du khách, từ nguyên thủ quốc gia trong các chuyến công tác, đến khách nghỉ dưỡng dài hạn. Ngành Du lịch với tư cách đại diện cho Hà Nội đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế như: Liên minh các Thành phố lịch sử (LHC), Hiệp hội quốc tế thị trưởng các Thành phố có sử dụng tiếng Pháp (AIMF), mạng lưới chính quyền địa phương (City Net), Hiệp hội thế giới các đô thị lớn (METROPOLIS) và tham gia các hội chợ du lịch quốc tế.

Hà Nội hiện có 152 dự án khu đô thị mới có quy mô trên 20 ha, trong đó có 10 khu đã hình thành, 50 khu đang được triển khai, các dự án xây dựng nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, xuống cấp được chú trọng và đạt kết quả bước đầu. trên 95% công trình xây dựng có giấy phép. TP hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng các dự án cấp nước sạch hợp vệ sinh, công trình phúc lợi, hệ thống điện chiếu sáng; cải tạo đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản...; và hỗ trợ tới 80% tổng chi phí dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các làng nghề, cụm công nghiệp, chợ, trung tâm thương mại, đào tạo hỗ trợ giải quyết việc làm, khôi phục phát triển nghề truyền thống. Về tổng thể, Thủ đô ngày càng mở rộng và phát triển toàn diện theo cả bề rộng và bề sâu, gắn kết hài hòa hơn giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội; các nguồn lực của TP ngày càng được khai thác và phối hợp hiệu quả. Quá trình tái cấu trúc kinh tế đang được thúc đẩy, sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm chủ lực ngày càng cao. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngày càng phát triển đồng bộ, hiện đại, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển và tô đẹp thêm cho cảnh sắc Thủ đô. Công tác xây dựng

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Chiến lược phát triển tổng thể Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, các quy hoạch phát triển ngành của TP và Đề án phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách và cho học sinh, sinh viên, công nhân lao động tại các KCN tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị đang được triển khai; chất lượng và hiệu quả các hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện chất lượng môi trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Với nỗ lực mở rộng hợp tác quốc tế, Du lịch Hà Nội đã ký và thực hiện tốt 26 hiệp định hợp tác du lịch song phương với các nước là thị trường du lịch trọng điểm và trung tâm giao lưu quốc tế, tăng cường hợp tác du lịch với các nước khác. Ký Hiệp định hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; thiết lập và tăng cường hợp tác du lịch với các nước khác; tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch Tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác hành lang Đông-Tây, hợp tác sông Mêkông-sông Hằng, hợp tác ASEAN, APEC, ASEM, hợp tác trong Hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (PATA), trong Tổ chức Du lịch thế giới (WTO)…; có quan hệ bạn hàng với 1.000 hãng của 60 nước và vùng lãnh thổ.

Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách, đẩy mạnh xúc tiến du lịch và hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động gắn kết hoạt động du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và thế giới. Một số chính phủ và tổ chức quốc tế như Luxembourg, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hà Lan, Cu Ba, cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp, EU, WTO… cam kết và viện trợ không hoàn lại gần 40 triệu USD về đào tạo nhân lực và hỗ trợ kỹ thuật cho Du lịch Việt Nam; thu hút 6,112 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào 239 dự án. Ngành Du lịch đã thực hiện chủ trương dựa vào lợi thế so sánh (như văn hóa, ẩm thực, nguyên liệu, lao động…) đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn, chủ yếu là kinh doanh ăn uống ở các nước láng giềng, Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ.

Kết quả hoạt động hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế đa phương và song phương trong du lịch; việc đón tiếp gần 3 triệu khách du lịch quốc tế mỗi năm và đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch ra nước ngoài đã đóng góp tích cực vào

việc tuyên truyền về đất nước, con người và du lịch Việt Nam, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, tăng cường ngoại giao nhân dân, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước.

Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), trong những năm tới viễn cảnh của ngành du lịch toàn cầu nhìn chung sẽ khả quan. UNWTO đã dự báo, đến năm 2011 lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới sẽ đạt gần một tỷ lượt người, thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt khoảng 900 tỷ USD và sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu việc làm trực tiếp, chủ yếu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, các nước thuộc khu vực Đông Nam Á (ASEAN) có vị trí quan trọng chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% thị phần du lịch của toàn khu vực. Trước những cơ hội này, Tổng cục Du lịch Việt Nam cần tranh thủ thời cơ thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch với mục đích từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực.

Do nguồn khách quốc tế đến Hà Nội giảm nên kéo theo hoạt động của khối khách sạn, dịch vụ suy giảm. Theo nghiên cứu của Savills (công ty chuyên về tư vấn, quản lý, định giá bất động sản), doanh thu trung bình trên mỗi phòng của toàn bộ thị trường khách sạn Hà Nội đạt 53USD/phòng trong quý 1/2010, giảm 8% so với quý 4/2009. Nguyên nhân là do sự sụt giảm đáng kể về công suất phòng của hầu hết các khách sạn vào dịp Tết cổ truyền Việt Nam trong tháng 2/2010. Trong quý này, khối khách sạn 4 sao có kết quả hoạt động tốt nhất, doanh thu trên mỗi phòng tăng 2,5%. Khối khách sạn 3 sao hoạt động kém hiệu quả nhất, doanh thu trên mỗi phòng đã giảm 13%. Công suất thuê phòng trung bình của toàn bộ thị trường khách sạn Hà Nội đạt 60%, giảm 2,8% so với quý trước. Khối khách sạn 3 sao có mức độ sụt giảm nhiều nhất là 6%, theo sau là khối khách sạn 5 sao và 4 sao với mức giảm lần lượt là 1,7% và 1%.

Giá thuê phòng trung bình của các khách sạn từ 3 đến 5 sao đạt 88 USD/đêm, giảm 3,8% so với quý 4/2009. Giá thuê phòng trung bình của mỗi khối khách sạn có xu hướng khác nhau. Giá thuê phòng trung bình của khối khách sạn 5 sao và 3 sao giảm lần lượt ở mức 5,6% và 3,4% so với quý 4/2009. Giá thuê phòng trung bình

của khối khách sạn 4 sao tăng 4% so với quý trước. Hà Nội hiện có 38 khách sạn hạng từ 3-5 sao với gần 5.700 phòng, trong đó có 10 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao và khoảng 20 khách sạn 3 sao. Bên cạnh đó, thành phố dự kiến có thêm 30 dự án khách sạn tương lai với hơn 6.100 phòng; trong đó, 4 dự án là Oriental Pearl, Grand Plaza Ha Noi, Crown Plaza và Hotel De L’ Opera với gần 1.200 phòng có thể sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2011.

Nhìn chung vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tập trung chủ chủ yếu vào xây dựng cơ sở vật chất và bất động sản du lịch. Các

2.3.2 Đánh giá về nguyên nhân của thực trạng trên

2.3.2.1 Nguyên nhân khách quan

Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác cùng phát triển trên phạm vi toàn thế giới mặc dù đã mang lại cho ngành du lịch thành phố Hà Nội nói riêng và cho nền kinh tế nước ta những cơ hội lớn để phát triển, tuy nhiên mặt trái của nó cũng như của nền kin tế thị trường là không thể phủ nhận. Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gặp phải những khó khăn thử thách, những thách thức đó là chung đối với tất cả các nước và chúng có khá nhiều, chúng thể hiện trên tất cả các mặt, từ những thách thức về chính trị đến những thách thức về kinh tế, từ những thách thức về văn hoá - xã hội đến những thách thức về môi trường sống... Biểu hiện rõ rệt nhất của thách thức về mặt kinh tế là sự phân cực quá đáng thành những nước giàu và những nước nghèo, những nước cực giàu có và những nước khốn khó đến cùng cực với các khoản nợ chồng chất không có khả năng trả. Ngày càng lộ rõ bộ mặt của chủ nghĩa thực dân kinh tế trong thời đại toàn cầu hoá. Điều này làm cho sự phân hoá giàu - nghèo trở thành một đặc điểm của toàn cầu hoá hiện nay, nó thể hiện sự bất bình đẳng của các nước và các dân tộc tham gia toàn cầu hoá. Đáng chú ý là sự bất bình đẳng không chỉ thể hiện giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, tức là giữa các nước phương Tây giàu có và phần còn lại của thế giới. Sự bất bình đẳng còn thể hiện ngay trong số các nước phát triển, cũng như giữa các nước chậm phát triển, giữa các khu vực khác nhau trong một quốc gia và giữa các dân tộc trong một quốc gia nhiều dân tộc. Vì thế nên tình hình thu hút FDI vào ngành du lịch cũng gặp khá nhiều khó khăn.

1,Nguyên nhân chủ quan

Do nước ta vẫn đang là một nước đang phát triển và thực trạng yếu kém về cơ sở vật chất, chất lượng cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên phục

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút fdi vào ngành du lịch thành phố hà nội (Trang 30)