Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Trang 36 - 38)

III. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển của VINASHIN

3.Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

Nguyên nhân của những yếu kém, hạn chế của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam có thể được chia thành nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

* Nguyên nhân khách quan:

- Do đặc điểm của ngành công nghiệp tàu thủy:

Công nghiệp tàu thủy, đặc biệt là công nghệp đóng tàu là ngành công nghiệp nặng, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện lâu, thu hồi vốn chậm. Theo ông Phạm Thanh Bình, chủ tịch HĐQT VINASHIN thì: “ Dự án trong ngành đóng tàu trung bình phải mất 3 năm đầu tư mới đi vào sản xuất được, thêm 2 năm nữa để sản xuất ổn định thì sau đó mới nói đến trả nợ và lãi”. Trong công tác lập kế hoạch, thời gian thực hiện dự án càng dài thì độ chính xác, sát thực của kế hoạch đưa ra với tình hình hình thực hiện trong thực tế càng giảm.

- Do tình hình kinh tế trong nước và thế giới diễn biến phức tạp:

Như chúng ta đã biết, quá trình phát triển của mỗi ngành đều tuân theo các qui luật, các mô hình kinh tế cơ bản, trong đó các thời kì hưng thịnh xen lẫn các thời kì suy thoái, ngành Công nghiệp tàu thủy cũng không phải là ngoại lệ. Nhu cầu vận tải hàng hóa trên thế giới là có hạn và phụ thuộc vào các diễn biến kinh tế của thế giới, vì thế khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ tại Mỹ và lan sang các quốc gia khác, ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam cũng phải đối mặt với tình trạng suy thoái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển của ngành nhằm đưa VINASHIN trở thành một

thương hiệu mạnh trên thế giới. Có bốn lý do đặc biệt quan trọng khiến giai đoạn cực thịnh của ngành bắt đầu từ 1999, kết thúc và bắt đầu suy thoái vào thời điểm cuối năm 2007:

+ Thứ nhất, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nhiều hợp đồng đã kí kết sẽ bị hủy bỏ do khách hàng không thể huy động được tài chính như đã dự báo từ trước.

+ Thứ hai là tình trạng suy thoái kinh tế toàn thế giới khiến các kỳ vọng về nhu cầu vận tải trong tương lai bị hạn chế. Do đó các khách hàng của VINASHIN không cần đến nhiều tàu biển như đã dự tính.

+ Thứ ba là giá dầu thô trên thế giới đảo chiều, trở về với mức giá rẻ mạt khoảng 40 USD/ thùng. Với mức giá thấp như vậy, nhu cầu với các loại khí hóa lỏng sẽ giảm đi, cũng như các dự án khai thác dầu ở vùng nước sâu ngoài đại dương sẽ phải đình lại. Đến lượt nó, các tác động này lại làm cho nhu cầu mua các loại tàu chở dầu, chở khí hóa lỏng cũng như các phương tiện khai thác dầu nổi trên đại dương bị thu hẹp.

+ Thứ tư là tình hình lạm phát ở mức cao nhất trong nhiều năm qua khiến giá nguyên nhiên vật liệu tăng nhanh, làm giá thành các sản phẩm của ngành CNTT bị đẩy lên cao, ảnh hưởng đến mục tiêu cạnh tranh về giá thành của Tập đoàn.

- Trình độ cán bộ đào tạo ngành công nghiệp tàu thủy chưa cao dẫn đến đội ngũ lao động được đào tạo chưa đồng bộ, hầu hết lao động từ các trường chuyên nghành công nghiệp tàu thủy không thuộc Vinashin khi thực tế tham gia sản xuất vẫn phải đào tạo lại từ 3 đến 5 tháng.

- Mức lương hiện tại dành cho các bộ phận ở VINAHIN chưa thực sự hấp dẫn người lao động dẫn tới các trường đào tạo Vinashin chưa thể đào tạo số lượng nhân lực theo dự kiến, hoặc các kĩ sư, chuyên gia sau khi được đào tạo không ở lại cống hiến cho Tập đoàn.

Vì vậy các hợp đồng đóng tàu mới sẽ không còn xuất hiện nhiều như trước. Trên thực tế, so với năm 2007, số hợp đồng mới năm 2008 giảm sút một cách đáng kể (tốc độ tăng trưởng số hợp đồng đóng tàu trong năm 2008 giảm hơn một nửa so với năm 2007-Deutsche Bank). Hai loại tàu được đặt đóng nhiều nhất là Containerships (tàu chở container) và Bulk Carriers (tàu chở hàng rời) có tỷ lệ tăng trưởng âm lần lượt là 57%

và 66%. Nhiều loại tàu khác có tốc độ tăng trưởng âm lên tới 80%, thậm chí hoàn toàn không có hợp đồng mới.

* Nguyên nhân chủ quan:

Đội ngũ cán bộ lập kế hoạch của Tập đoàn chưa phân tích, dự báo chính xác được tình hình thực tế, chưa linh hoạt, chủ động đưa ra các biện pháp đối phó với những diễn biến bất thường của nền kinh tế.

Đa số các trường nghề của Tập đoàn Vinashin không được thừa hưởng chính sách ưu đãi cũng như đầu tư đúng mức của Nhà nước so với cơ sở dạy nghề công lập. Do cơ chế lấy thu bù chi nên mức học phí của học sinh thường cao hơn các trường công lập. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác tuyển sinh. Trong khi các cơ sở dạy nghề thuộc Doanh nghiệp thường xuyên bám sát nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp để đào tạo, rất cần được đầu tư để đổi mới công nghệ, nhưng thực tế các dự án nâng cao năng lực dạy nghề của Chính phủ lại chủ yếu ưu tiên cho các trường công lập.

Hệ thống các trường đào tạo của Vinashin cũng như môi trường làm việc ở Vinashin chưa thực sự hấp dẫn với người lao động nên các trường chưa thể đào tạo theo đúng như dự kiến.

Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các Viện nghiên cứu, hệ thống các trường đào tạo với thực tế làm việc ở phân xưởng, dẫn đến học viên mới tốt nghiệp còn bỡ ngỡ với công việc, không nắm bắt được công nghệ, phải đào tạo lại từ 3 đến 5 tháng gây lãng phí thời gian và tiền bạc.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Trang 36 - 38)