Vinashin Đẳng; Đại học và Trên Đại học
1 Đại học Công nghiệp tàu thủy
Hà Nội Trung cấp; Cao Đẳng; Đại học
500 - 6002 Đại học Công nghệ 2 Đại học Công nghệ
Vinashin
Hà Nội Trung cấp; Cao Đẳng; Đại học 400 - 500 3 Đại học CNTT miền Trung TP.Đà Nẵng Trung cấp; Cao Đẳng; Đại học 400 - 500 4 Đại học CNTT miền Nam
TP. Hồ Chí Minh Trung cấp; Cao Đẳng; Đại học
500 - 600
II Cao đẳng 1.600-2.000
1 Cao Đẳng Vinashin I Hải Phòng Trung cấp; Cao Đẳng 600 - 800 2 Cao Đẳng nghề
Vinashin Soài Rạp
Đồng Nai Trung cấp; Cao Đẳng 600 - 800 3 Cao Đẳng nghề
Vinashin Đà Nẵng
TP.Đà Nẵng Trung cấp; Cao Đẳng 400 - 600
Nguồn: Đề án phát triển Tập đoàn đến 2025
Do nhu cầu cấp bách bổ sung nguồn nhân lực cho các đơn vị thành viên của Tập đoàn, trong mấy năm gần đây Tập đoàn đã thành lập một số trường nghề đào tạo công nhân kỹ thuật các chuyên ngành tàu thủy để đáp ứng nhu cầu trên. Đến năm 2001 Tập đoàn có 02 trường nghề thuộc nhà máy quản lý để đào tạo kèm cặp thợ, đến nay các trường đã được nâng cấp với lớp học, xưởng trường khang trang, ký túc xá đáp ứng nhu cầu ăn, ở sinh hoạt và học tập của học sinh. Đến tháng 10/2007 số trường Trung cấp nghề của Tập đoàn là 12 trường, nằm dọc theo các khu vực của Đất nước, trong đó miền Bắc có 05 trường, miền Trung có 04 trường và miền Nam có 03 trường.
Các Trường nghề của Tập đoàn hiện hiện nay đang đào tạo khoảng trên 10 nghề, bao gồm các nghề công nghiệp tàu thủy truyền thống như: Lắp ráp, Điện, Hàn, Máy, Ông, Tiện, Hàn - cắt hơi ...Hiện nay các Trường nghề của Tập đoàn đào tạo chủ yếu các hệ Trung cấp nghề và sơ cấp nghề, trong đó tập trung hệ Trung cấp nghề (đào tạo từ 12 – 24 tháng) chiếm 90% số lượng đào tạo. Mặt khác do đa số các Trường của Tập đoàn mới thành lập nên số lượng học sinh chưa nhiều, hàng năm số lượng học sinh tốt nghiệp ra trường từ 5.500 – 6.000 người, so với nhu cầu chung nguồn nhân lực chỉ đảm bảo được ½ nhu cầu bổ sung hàng năm của Tập đoàn. Khi xây dựng xong cơ sở vật chất kỹ thuật các trường đi vào hoạt động ổn định, hàng năm các trường của Tập đoàn sẽ tiếp nhận, đào tạo và cho ra trường từ 12.000 – 13.000 học viên, đủ để cung cấp nhu cầu nhân lực cho các đơn vị thành viên của Tập đoàn.
Ngoài số vốn cố định được đầu tư trong giai đoạn xây dựng cơ bản, hàng năm Tập đoàn vẫn dành một số vốn không nhỏ nhằm đổi mới trang thiết bị dạy và học, nâng cao trình độ giảng dạy cho giảng viên, tạo môi trường học tập hiện đại cho học viên, trình độ của học viên sau khi tốt nghiệp vì thế mà được nâng cao hơn, đáp ứng tối đa nhu cầu của Tập đoàn. Số vốn mà Tập đoàn đầu tư vào các trường nghề so với các ngành khác tuy không phải là nhỏ nhưng thật sự cần thiết cho quá trình phát triển của Tập đoàn nói chung và của đất nước nói riêng trên con đường hội nhập.
3.3. Đầu tư phát triển vào khoa học kĩ thuật
Bảng 16: Tình hình ĐTPT KHCN giai đoạn 2007-2009
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng vốn ĐTPT KHCN 350 300 350
Đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng 200 180 200
Đầu tư cho thiết kế sản phẩm mới 150 120 150
Nguồn: Đề án phát triển Tập đoàn đến 2025
Tập đoàn chú trọng đến đổi mới công nghệ và áp dụng vào sản xuất, tổ chức tốt công tác nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ trong các trường nghề, đặc biệt là đầu tư cho Viện khoa học và công nghệ tàu thủy – thành viên của Tập đoàn nhằm đổi mới công nghệ để áp dụng vào sản xuất tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ các dự án và nâng cao chất lượng các công trình. Hàng năm, Tập đoàn dành khoảng 300 tỷ đồng cho nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới.
Viện KH-CN tàu thủy là đơn vị thành viên, là tổ chức khoa học công nghệ, tự trang trải kinh phí, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Viện là nơi nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các công nghệ tiên tiến cho VINASHIN nói riêng và ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam nói chung.
Là thành viên của VINASHIN, Viện đã triển khai nghiên cứu thiết kế các loại sản phẩm có tính năng kĩ thuật phức tạp, to lớn về kích cỡ:
- Thực hiên tư vấn công nghệ tự động hoá trong thiết kế tàu và hạ liệu kết cấu vỏ tàu thuỷ, đại lí cung cấp các phần mềm Autoship, Nupas, Cadmatic, Shipconstructure.
- Thử nghiệm mô hình tàu thuỷ (trong bể thử, bể thử ngoài trời, ống sủi bọt...) nhằm tiên đoán trước sức cản tàu, tính đi biển, quay trở..., đã thử mô hình các tàu biển 7.000 - 10.000 - 12.500 - 20.000 - 36.000 - 54.000 - 115.000 T, tàu hai thân...
- Ụ nổi có sức nâng đến 24.000 T.
- Tàu chở dầu viễn dương 13.500-115.000 DWT. - Thiết kế các loại tàu biển 6.800-12.500-20.000 DWT. - Tàu khách hai thân vỏ nhôm tốc độ cao 200 chỗ. - Tàu kéo công suất máy đến 6.000HP.
- Tàu chở sà lan (LASH) 10.000T. - Tàu hàng rời 36.000-54.000 DWT. - Tàu container 1.000 TEU.
- Nghiên cứu thiết kế tàu cánh ngầm vỏ nhôm chở 120 khách. - Tàu hút bùn 1.500 m3, sà lan chuyên dụng phục vụ khai thác dầu khí 15000 DWT.
- Thực hiện các dịch vụ kĩ thuật cho đội tàu thuộc Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro (TP Vũng Tàu) ví dụ như: đo chiều dày kim loại, khảo sát đánh giá hư hại nhằm lập hạng mục sửa chữa các kho chứa dầu nổi 150.000 DWT...
- Lập các dự án tiền khả thi và khả thi đối với dự án xây dựng và nâng cấp các nhà máy đóng tàu Hạ Long, Bạch Đằng..., đối với dự án đóng mới các tàu 11500/12500T, tàu tìm kiếm cứu nạn.
- Các loại phương tiện cơ giới: ôtô tải, xe khách, xe công trình, xe vận chuyển kết cấu nặng. Các dịch vụ hàng hải.
Từ năm 2006 đến nay, Viện chủ trì 13 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, 20 đề tài nghiên cứu cấp Bộ GTVT, nghiên cứu và sản xuất thành công các loại du thuyền, tàu chở dầu cỡ lớn, các thiết bị phục vụ chế tạo như xử lí chất thải, cần cẩu, xe triền phục vụ đóng tàu cỡ lớn, công nghệ xe vân chuyển kết cấu nặng, các trạm lặn di động,...có tính thực tế cao, phục vụ cho công tác chế tạo, sản xuất.