III. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển của VINASHIN
Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên cuả VINASHIN Bảng 20: Kết quả của đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Bảng 20: Kết quả của đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng số lao động (người) 58.741 62.724 64.656
Số lao động tăng thêm do đầu tư
(người) 2.500 3.420 4.650
Số lao động được đào tạo nghề và nâng
cao trình độ (người) 34.620 36.580 41.546
Số lao động đào tạo mới (người) 12.300 15.000 15.500 Thu nhập bình quân/người/tháng
(triệu đồng) 2,395 2,812 3,190
Thu nhập bình quân/người/tháng
tăng thêm do đầu tư (triệu đồng) 0,400 0,520 0,642
Nguồn: Đề án phát triển Tập đoàn đến 2025
Hàng năm Tập đoàn nộp cho ngân sách nhà nước trên 5.000 tỷ đồng thông qua hình thức chủ yếu là nộp thuế thu nhập doang nghiệp, năm 2007 là 5.700 tỷ đổng, năm 2008 lên đến 8.125 tỷ đồng, đến năm 2009 giảm xuống còn 7.712,5 tỷ đồng do thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, trong khi năm 2009, Tập đoàn liên tục bị hủy hợp đồng dẫn đến doanh thu giảm sút đáng kể so với cái năm trước đó. Tuy nhiên
số lượng lao động được đào tạo mới và nâng cao tay nghề vẫn tăng, mức thu nhập bình quân được cải thiện đều đặn, điều này cho thấy Tập đoàn đã đầu tư đúng hướng, đầu tư cho NNL là một cách đầu tư lâu dài, cải thiện điều kiện làm việc và mức lương khiến người lao động sẽ cống hiến hết mình cho Tập đoàn, đồng lòng đưa Tập đoàn vượt qua thời kì khó khăn.
VINASHIN có tầm nhìn chiến lược hết sức đúng đắn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Điều này được thể hiện trong chiến lược phát triển dài hạn của Tập đoàn. Mục tiêu phát triển của VINASHIN là hết sức rõ ràng: Đưa ngành công nghiệp tàu thủy trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, đủ sức đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH và củng cố an ninh quốc phòng; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành cường quốc trong ngành công nghiệp tàu thủy.
Ngay từ khi được thành lập năm 1996, mặc dù điểm xuất phát rất thấp: vốn đầu tư nhỏ bé, đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật thiếu trầm trọng, công nghệ hết sức lạc hậu trong khi đóng mới và sửa chữa tàu thủy là một ngành công nghiệp nặng đòi hỏi yêu cầu lớn về vốn, nhân lực, khoa học công nghệ nhưng các cán bộ lãnh đạo của VINASHIN vẫn khẳng định công nghiệp tàu thủy là một ngành công nghiệp chiến lược chứa đựng nhiều yếu tố khả thi, có khả năng mở ra những bước phát triển rộng lớn trong nước và chủ động cạnh tranh, hội nhập quốc tế. Cho dù cho đến trước năm 2002, VINASHIN chưa đóng được con tàu nào có trọng tải quá 10.000 Tấn, nhưng trong “Đề án phát triển Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam” được lập năm 2000, VINASHIN đã đặt ra mục tiêu đến trước năm 2010 phải đóng được tàu có trọng tải lên đến 100.000 Tấn, nâng cao trình độ đóng tàu của Việt Nam lên mức hiện đại trong khu vực và trên thế giới. Trong thực tế, đến năm 2005 VINASHIN đã đóng được sêry tàu trọng tải 53.000 Tấn cho Anh Quốc, đầu năm 2009 hạ thủy thành công kho nổi chứa xuất dầu FSO-5 trọng tải lên đến 150.000 Tấn – một sản phẩm hiện đại và có độ khó rất cao. Thương hiệu VINASHIN được biết đến rộng rãi ở cả trên thị trường đóng tàu trong nước và thế giới.
Với những bước tiến vượt bậc của VINASHIN trong vòng hơn một thập kỷ qua, có thể khẳng định chiến lược phát triển đầy tham vọng được lập ra hoàn toàn không phải chỉ là những mong muốn chủ quan, mà nó được xây dựng trên cơ sở nắm bắt và vận dụng các quy luật kinh tế khách quan; nắm vững thực trạng kinh tế xã hội, những lợi thế so sánh của đất nước; dự báo chính xác xu thế phát triển của ngành công nghiệp
tàu thủy thế giới (đặc biệt là xu hướng chuyển dịch ngành này từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển hơn); thể hiện khả năng nhìn xa trông rộng của lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác lập kế hoạch của Tập đoàn.
* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đều hoàn thành kế hoạch đã đề ra trong năm.
* Tiến độ đóng mới, sửa chữa và bàn giao các phương tiện vận tải diễn ra theo đúng kế hoạch, đảm bảo giao hàng đúng thời hạn.
Mọi dự án đóng tàu đều diễn ra trong thời gian dài, có thể kéo dài hàng năm. Vì vậy việc lên kế hoạch huy động nguồn vốn và nhân lực phục vụ cho dự án, chuẩn bị cơ sở hạ tầng thiết bị, xây dựng chi tiết thời hạn hoàn thành từng phần việc... là hết sức quan trọng. Trong thực tế phần lớn các hợp đồng đóng mới và sửa chữa của VINASHIN đều được hoàn thành và bàn giao đúng kế hoạch, đảm bảo được uy tín cho Tập đoàn. Điều đó chứng tỏ các cán bộ lập kế hoạch của Tập đoàn không chỉ có kiến thức chuyến sâu về nghiệp vụ kinh tế mà còn rất am hiểu các vấn đề kỹ thuật, đồng thời trong quá trình lập kế hoạch có dự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực đóng mới và sửa chữa tàu cũng như của các đơn vị trực tiếp sản xuất.