MARKETING TRONG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Các giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu các công trình xây dựng của Công ty SOTRACO (Trang 47)

+ Chính sách của nhà nước và của các bộ ngành có liên quan chưa thực sự đồng bộ.

+ Cơ chế đấu thầu chưa thống nhất giữa các đơn vị.

IV. MARKETING TRONG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CÔNG TY

1.Những hoạt động Marketing đã thực hiện:

Do tính chất đặc trưng của loại hình doanh nghiệp cộng với quy mô công ty đang còn nhỏ nên trong cơ cấu tổ chức của công ty còn rất hạn chế về số phòng ban, tính riêng biệt về chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban. Chính vì vậy, công ty vẫn chưa có bộ phận riêng chuyên thực hiện chức năng marketing mà chức năng này thuộc về sự kiêm nhiệm của phòng kinh doanh. Điều này được thể hiện qua một số hoạt động sau:

+ Các biện pháp xúc tiến bán:

Do hoạt động bán hàng chủ yếu là bán hàng cá nhân cộng với đặc điểm của sản phẩm là mang tính công nghiệp nên các biện

pháp hỗ trợ cho hoạt động bán hàng cũng không nhiều chủ yếu là thông qua các cán bộ của công ty để đặt mối quan hệ với khách hàng, gửi thư chào hàng trực tiếp tới khách hàng, luôn quan tâm đến lợi ích của khách hàng đặc biệt là trong thanh toán luôn giành cho các khách hàng một khoản chiết khấu đáng kể

+ Chính sách giá của công ty:

Giá là yếu tố duy nhất tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi tham gia đấu thầu công ty thường đưa ra các mức giá cạnh tranh nhằm dễ dàng giành được hợp đồng, đồng thời mang lại lợi ích cho khách hàng. Khi chào hàng công ty thường đưa ra nhiều mức giá để khách hàng lựa chọn gồm có mức giá mà tất cả các chi tiết máy móc đều là nhập ngoại và mức giá mà trong đó một vài bộ phận là sản xuất hay lắp ráp trong nước nhằm giảm lượng đáng kể chi phí cho khách hàng. Đồng thời với việc đưa ra các mức giá đó các cán bộ công ty cũng có những tư vấn cụ thể cho khách hàng giúp khách hàng lựa chọn phù hợp. Việc tính giá sản phẩm không phải ai trong công ty cũng có thể thực hiện được, mà nó chỉ do một số thành viên thuộc ban lãnh đạo công ty đảm nhiệm(giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng kinh doanh)

+ Chính sách sản phẩm:

Sản phẩm mà công ty kinh doanh là các sản phẩm về xây dựng, có nguồn gốc chủ yếu từ nước ngoài và mới 100%, tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể khi có nhu cầu của khách hàng, công ty cũng có kế hoạch thu mua những sản phẩm đã qua sử dụng trong nước mà vẫn còn hoạt động tốt để cung cấp cho khách hàng. Trong danh mục nhãn hiệu về sản phẩm của mình, công ty giới thiệu cho khách hàng một số nhãn hiệu khác nhau của một số hãng sản xuất của một số nước đang là đối tác cung cấp chính đầu vào

của công ty như đã kể trên..

2. Đánh giá hoạt động Marketing trong công tác đấu thầu của công ty. của công ty.

Theo nhận xét của em thì công ty hầu như vẫn chưa có một biểu hiện nào của sự áp dụng Marketing trong kinh doanh. Hình thức kinh doanh của công ty vẫn là theo phương pháp truyền thống (chào hàng và bán). Bởi lẽ Marketing chỉ được thực hiện khi có sự kết hợp đồng bộ giữa các phòng ban trong công ty và được quán triệt một cách triệt để từ trên xuống dưới, trong khi điều kiện công ty chưa cho phép. Khi áp dụng Marketing vào đấu thầu, công ty sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn từ phía môi trường, bao gồm môi trường vi mô và môi trường vĩ mô.

- Môi trường vi mô:

+ Thị trường: Đất nước đang trên con đường công nghiệp hoá, nhu cầu về các công trình xây dựng có quy mô lớn như nhà chung cư, các trung tâm thương mại, bệnh viện; các trung tâm phân phối như bưu điện, ngân hàng, kho bạc; các cơ quan cần tính bảo mật cao như bộ công an, cục cơ yếu chính phủ…

+ Khách hàng: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là sự gia tăng lượng khách hàng cho toàn bộ nền kinh tế, Trước kia khách hàng khi tham gia vào hoạt động mua sắm họ thường ít có các đòi hỏi, nếu có chăng cũng chỉ là những đòi hỏi có liên quan đến chất lượng sản phẩm và giá cả mua bán. Giờ đây họ không chỉ mua sản phẩm mà họ còn mua cả những dịch vụ kèm theo. Điều này có ảnh hưởng lớn đến khả năng trúng thầu của công ty khi tham gia vào hoạt động đấu thầu. Như vậy công ty cũng cần phải chú ý hơn đến những loại dịch vụ này.

trường xây dựng ngày càng tăng cùng với sự gia tăng về quy mô của thị trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.

- Môi trường vĩ mô:

+ Kinh tế: Yếu tố này thể hiện ra trên thị trường thông qua các chỉ tiêu như thu nhập, giá cả, lương, tiền tiết kiệm, nợ nần và khả năng có thể vay tiền… Tất cả các yếu tố này thể hiện sức mua của thị trường, do vậy nó có ảnh hưởng rất mạnh tới các chính sách về thị trường của công ty, cụ thể khi kinh tế phát triển, nhu cầu về cơ sở vật chất kĩ thuật tăng cao sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho công việc kinh doanh của công ty, khi đó chính sách thị trường cuả công ty tập trung vào mở rộng thị trường, thu hút thêm khách hàng.

+ Chính trị: Môi trường này gồm có luật pháp, các cơ quan nhà nước và các nhóm gây sức ép có ánh hưởng và hạn chế các tổ chức và cá nhân khác nhau trong xã hội. Việc nhà nước liên tục sữa đổi và ban hành những quy định mới có liên quan đến đấu thầu đã càng làm xiết chặt hơn các điều kiện của các bên khi tham gia đấu thầu. Hệ thống luật pháp ngày càng hoàn thiện đã gây ra sự ràng buộc về trách nhiệm của các bên trong đó có công ty SOTRACO khi công ty tham gia đấu thầu.

Để phát huy những thế mạnh của mình, khắc phục dần những hạn chế đưa công ty ngày càng phát triển, công ty cần tăng dần khả năng cạnh tranh khi tham gia đấu thầu. Chương tiếp theo sẽ đề cập tới một số biện pháp Marketing giúp công ty thực hiện mục tiêu này.

CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP MARKETING NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA

CÔNG TY SOTRACO

Một phần của tài liệu Các giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu các công trình xây dựng của Công ty SOTRACO (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w