QUẢNG NINH
3.1.1. Giải pháp phía nhà nước
Một là, hai bên cần hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại của các tổ chức và doanh nghiệp liên quan đến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai -Hà Nội -Hải Phòng - Quảng Ninh. Điều này đòi hỏi các cơ quan nhà nước liên quan cần thường xuyên và tích cực xem xét, tháo gõ' các vướng mắc về cơ chế chính sách, biện pháp còn bất cập đối với các hoạt động của các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và thâm nhập thị trường các nước thông qua hành lang, tích cực giúp họ giải quyết các tranh chấp thương mại.
Hai là, phối hợp chặt chẽ giải quyết và ngăn chặn những hoạt động kinh tế bất hợp pháp như buôn lậu, hàng giả, các hoạt động khác đảm bảo an ninh quốc phòng như chống tội phạm quốc tế, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản văn hoá, phong tục tập quán hai bên.
Ba là, cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá hiện đại hoá, hướng tới làm ăn lâu dài coi trọng buôn bán chính ngạch hơn là buôn bán tiếu ngạch
Bổn là, tăng cường quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phấm Năm là, tạo hành làng pháp lý cho hoạt động thương mại trên hành lang kinh tế. Đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định giữa hai bên Việt Nam và Trung Quốc nhằm tạo hành lang pháp lý ốn định, thông thoáng cho thương mại và đầu tư. Trước hết đề nghị phía Trung Quốc đàm phán để thống nhất và sớm đi đến hiệp định chung về kiếm dịch động thực vật, kiếm tra hải quan một lần, thống nhất mã hàng hoá HS đối với hàng xuất nhập khẩu, qui định về vận tải quá cảnh, cơ chế thanh toán. Xoá bỏ những ách tắc thương mại mang tính cục bộ địa phương ở hai phía. Phía Việt Nam nhanh chóng xóa bỏ những rào cản phi thuế quan nhằm tận dụng ưu thế về vị trí địa kinh tế để phát triển các ngành dịch vụ.
Sáu là, tiến hành nghiên cún phân tích những lợi thế và khó khăn khi hành lang đi vào hoạt động đế chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng hành lang và khai thác tối đa lợi thế của hành lang. Trước hết cần tận dụng cơ hội đế mở rộng không gian thương mại khu vực hành lang, xây dựng định hướng chiến lựơc phát triến kinh tế xã hội khu vực này và trên cơ sở đó qui hoạch phát triển các ngành kinh tế dọc theo tuyến hành lang.
Bảy là, phát triến thương mại dịch vụ. Việt Nam không có nhiều lợi thế trong cạnh tranh xuất khuẩu hàng hóa với Trung Quốc hiện nay cũng như trong tương lai. Trong ngắn hạn, quan hệ thương mại hàng hóa với khu vực hành lang không mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam vì đây là khu vực kém phát triển của Trung Quốc, sản phẩm chủ yếu là công nghiệp hương trấn, chất lượng thấp. Trung Quốc đấy mạnh quan hệ với Việt Nam vì cần thị trường hơn 87 triệu dân và đường khai thông thương mại với bên ngoài. Do đó với vị trí địa kinh tế của mình, Việt Nam nên có tầm nhìn chiến lược trong quan hệ với Trung Quốc và các nước trong khu vực là phát huy ưu thế về địa kinh tế đế phát triển các ngành
dịch vụ như du lịch, vận tải, quá cảnh, dịch vụ cảng và tận dụng việc xây dựng hành lang đế nhanh chóng có không gian kinh tế thông thoáng và hiện đại.
Tám là, phối hợp ngăn ngừa và phòng chống các hiện tượng như buôn bán lậu, gian lận thương mại, lây truyền dịch bệnh, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường. Đặc biệt cần có biện pháp hạn chế xuất khẩu tài nguyên (khoáng sản thô), động vật quý hiếm.
Chín là, thiết lập úy ban hỗn hợp tác kinh tế Vân Nam và Việt Nam hoặc úy ban hỗn hợp hành lang kinh tế Côn Minh -Lào Cai -Hà Nội - Hải Phòng -Quảng Ninh đặt dưới ủy ban hợp tác kinh tế thương mại Việt Trung đế điều hành và xử lý các vấn đề có liên quan.
Mười là, thiết lập chế độ gặp gỡ cố định. Căn cứ theo mậu dịch biên giới Việt Trung, hai bên có thế tố chức các cuộc gặp gỡ biên giới về những vấn đề cùng quan tâm và vướng mắc cần bàn bạc giải quyết. Bộ Thương mại Việt Nam và tỉnh Vân Nam cần thường xuyên thông báo tình hình cho nhau, hiệp thương giải quyết công việc kinh tế thương mại vùng biên giới hai bên. Phía Vân Nam đã có kiến nghị cụ thế giao cho Ty ngoại thương và họp tác kinh tế đối ngoại tố chức, còn phía Việt Nam nên giao cho Bộ thương mại tố chức.