2 Nhũng hạn chế

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP-vai trò của Hành lang kinh tế- Côn Minh -Lào Cai - Hà Nội -Hải Phòng - Quảng Ninh (Trang 37)

2005 xã luận.com vn về việc ký kết hơn 10 văn kiện hợp tác Việt-Trung 23/3/2009/ 21:29 GMT

2.2. 2 Nhũng hạn chế

Qui mô trao đối thương mại còn nhỏ bé chua tương xứng với tiềm năng của vùng

Quy mô thương mại trên Hành lang kinh tế Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng-Quảng Ninh còn quá nhỏ bé so với tiềm năng kinh tế của hai bên, tăng trưởng không ốn định, hàng hoá tương đối đơn điệu, chủng loại chậm thay đối, chất lượng thấp, chủ yếu là nguyên liệu thô và khoáng sản, phương thức trao đổi trực tiếp là chủ yếu, buôn bán tiếu ngạch chiếm tỷ trọng lớn.

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam -Vân Nam qua cửa khẩu Lào Cai năm 2003 mới chỉ chiếm 5,9% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc. Cán cân thương mại Việt Nam -Vân Nam ngày càng bất lợi đối với phía Việt Nam, mức nhập siêu của Việt Nam còn quá lớn (chiếm 43,08% tống kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam -Vân Nam qua cửa khẩu Lào Cai thời kỳ 1995 - 2003) [20], điều đó gây tác động đến việc thúc đấy quan hệ mậu dịch phát triển cân bằng, và có thế dẫn đến sự hạn chế thương mại trên hành lang. Nhập siêu lớn ảnh hưởng không tốt đến hoạt động thương mại hai bên. Nguyên nhân cơ bản là do thiếu sản phâm và công nghệ phù họp với thị trường của nhau, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển thương mại. Các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có các doanh nghiệp, tập đoàn lớn làm đầu tàu thúc đẩy phát triển thương mại.

Cơ cẩu hàng hóa trên hành lang còn bất hợp lỷ

Hàng hóa trao đối mới dừng ở mức hàng hóa sơ chế, thiếu hàm lượng kỹ thuật cao, chưa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Chất lượng hàng hoá trao đối giữa hai bên chưa phản ánh đúng thực chất và trình độ phát triển kinh tế của mồi bên. Tình trạng hàng

giả, hàng kém chất lượng chiếm tỷ trọng khá lớn gây ảnh hưởng không tốt đối với người tiêu dùng.

Hàng hóa trao đối trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai -Hà Nội -Hải Phòng -Quảng Ninh không hoàn toàn là hàng hoá do khu vực này sản xuất ra. Hơn một nửa lượng hàng ho á xuất khẩu của tỉnh Vân Nam qua cửa khẩu Hà Khấu sang Việt Nam là do các tỉnh khác của Trung Quốc cung cấp, và hàng nhập khẩu của Vân Nam từ Việt Nam cũng không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của tỉnh mà còn cung cấp cho các tỉnh khác của Trung Quốc, về phía Việt Nam, nhiều hàng hoá có trong danh mục xuất khẩu sang Vân Nam được sản xuất chủ yếu ở khu vực bên ngoài hành lang...Như cao su, cà phê, hải sản. Phạm vi họp tác kinh tế thương mại trên hành lang kinh tế còn hẹp. Họp tác kinh tế thương mại chỉ tập trung ở vùng biên giới, chưa vươn xa vào nội địa của hai bên.

Trong tống kim ngạch xuất nhập khấu vùng hành lang, Lào Cai chiếm tới 20% tổng kim ngạch hai chiều Việt Nam -Trung Quốc [20]. Các tỉnh có kim ngạch xuất khấu lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh xuất sang Vân Nam còn ít.

•Hình thức trao đối hàng hóa trên hành lang kinh tế còn giản đơn, chua vươn ra khỏi thị trường

Trao đổi thương mại ở phía Trung Quốc cũng chỉ tập trung ở vùng biên giới. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam-Vân Nam chủ yếu mới được thiết lập với châu Hồng Hà và châu Văn Sơn của tỉnh Vân Nam; còn phía Việt Nam thì các tỉnh như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương trao đối thương mại với Vân Nam còn hạn chế. Lý do của tình trạng này là do quan hệ thương mại hai bên mới được thiết lập, cản trở về giao thông do đó chi phí cao, thủ tục xuất nhập khấu giữa hai bên chưa thực sự thông thoáng hoạt động về hợp tác kinh tế còn hạn chế ở mức độ thấp về một số lĩnh vực mà hai bên có khả năng như du lịch, kinh doanh thương mại, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông sản, giao thông, xây dựng v.v... chưa có dự án triển khai hợp tác cụ thể và đầu tư thích đáng. Chính vì vậy, thời gian qua quan hệ kinh tế Việt Nam - Vân Nam tuy có phát triển nhưng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và mong đợi của cả hai bên.

Hệ thống dịch vụ hồ trợ cho các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch còn yếu. Trong đó thương mại dịch vụ phát triến chậm, chủ yếu vẫn là du lịch và vận tải, một loạt các phân ngành dịch vụ quan trọng thậm chí chưa có. Neu không có các dịch vụ giữ vai trò kết nối các ngành dịch vụ khác như: dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính - ngân hàng, dịch vụ kinh doanh...chắc chắn rằng các hoạt động kinh tế trên hành lang sẽ rất chậm được triển khai. Ví dụ, dù đã kí hiệp định thanh toán tiền hàng trong quan hệ thương mại hai nước, việc triến khai thực hiện thanh toán dưới các hình thức: hàng đối hàng, thanh toán bằng bản tệ, tiền mặt ngoại tệ....vẫn là chủ yếu, tự phát và không qua hệ thống ngân hàng nên tỷ lệ thực hiện qua ngân hàng mới chỉ đạt 20% - là con số không thế chấp nhận trong điều kiện kinh tế thị trường đã dần đi vào tự do hoá như hiện nay.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP-vai trò của Hành lang kinh tế- Côn Minh -Lào Cai - Hà Nội -Hải Phòng - Quảng Ninh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w