Hành lang kinh tế Côn Minh -Lào Cai -Hà Nội -Hải Phòng -Quảng Ninh nó có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc
Thực hiện đường lối đa phương hóa đa dạng hóa các quan hệ quốc tế và chính sách mở cửa nền kinh tế do đại hội VI đề ra, Đảng và nhà nước ta đặc biệt chú trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc trên cơ sở 16 chữ vàng là : “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ốn định lâu dài, hướng tới tương lai” [9].
Quan hệ hai Đảng và nhà nước Trung -Việt đi sâu phát triển một cách toàn diện. Riêng về thương mại, kim ngạch thương mại hai chiều Việt-Trung đang trên đà phát triển mạnh mẽ được thể hiện năm 1991 là 3,7 triệu USD đến năm 2003 là 4,869 tỷ, trong đó Trung Quốc xuất sang Việt Nam là 3,122 tỷ USD, Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam là 1,747 tỷ [21]. Và tính tù' năm 2003 -đến 2007 thì kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng ( Bảng: 2.1 ), năm 2003 đạt 4,869 tỷ USD, năm 2004 là 7,2 tỷ tăng 2,331 tỷ USD, năm 2005 tăng 1,539 tỷ USD, và năm 2007 đạt 15,85 tỷ USD tăng 5,43 tỷ USD so với năm 2006. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng vì trong những năm qua Việt Nam đấy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng sang Trung Quốc và cũng nhập khẩu của Trung Quốc một số mặt hàng như linh kiện điện tử, phân bón , hoa quả.
Bảng 2.1. Bảng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc Đơn vị: tỷ USD
Năm
Kim ngạch thương mại hai chiêu Việt -Trung đơn vị tỷ USD
2003 4,869
2004 7,2
2005 8,739
2006 10,42
2007 15,85
2004 về: Quan hệ biên mậu Việt -Trung hướng tỏi phát triến theo chiểu rộng và chiểu sâu. www. Lạng Sơn. Gov.vn sâu. www. Lạng Sơn. Gov.vn