THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH BAO BÌ NAM PHONG

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH bao bì Nam Phong (Trang 27)

TY TNHH BAO BÌ NAM PHONG

2.1 Tổng quan về công ty TNHH bao bì Nam Phong

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH Bao Bì Nam Phong được thành lập ngày 12/02/2005, giấy phép kinh doanh số , mã số thuế

Địa chỉ: Phú Minh, Trại Gà - Cầu Diễn - Từ Liêm - Hà Nội

Ban đầu thành lập, công ty đăng ký hoạt động kinh doanh với hình thức pháp lý là công ty TNHH 2 thành viên nhưng sau đó (năm 2009), 1 thành viên đã nhận chuyển nhượng vốn góp tương ứng của thành viên còn lại và công ty chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên từ đó đến nay. Tổng diện tích hiện tại là 6000m2,trong đó diên tích nhà xưởng, kho bãi là khoảng 4200 m2.

Vốn điều lệ của công ty là 3.720.000.000 VNĐ, tổng tài sản vào khoảng 28 tỷ VNĐ

2.1.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm chủ yếu

Hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là in bao bì theo kiều dáng, mẫu mã, kích thước đã thiết kế sẵn của các doanh nghiệp sản xuất

khác. Sản phẩm chủ yếu hiện nay của công ty là bao bì nilon được sản xuất từ các loại màng polyme tổng hợp.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Công ty có 1 Giám Đốc, 2 Phó Giám Đốc quản lý hoạt động của công ty qua 4 phòng ban: Tổ chức - hành chính, tài chính - kế toán, kinh doanh, kĩ thuật. Nhiệm vụ của mỗi phòng ban như sau:

Phòng tổ chức - hành chính: Tiếp nhận, tuyển chọn, điều động cán bộ CNV cho công ty thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cấp trên, đảm bảo chế độ chính sách đối với CB-CNV của công ty, tổng hợp thi đua tuyên truyền và các hoạt động khác

Phòng tài chính - kế toán: Thống kê, tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, xác định giá bán, doanh thu bán hàng, lợi nhuận và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính - kế toán khác của công ty

Phòng kinh doanh: Thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty thông qua thực hiện các hợp đồng sản xuất, duy trì các mối quan hệ với khách hàng truyền thống; tìm kiếm, phát triển các khách hàng mới; dự báo nhu cầu sản phẩm thông qua ngiên cứu nhu cầu thị trường để có thông tin cho công tác hoạch định sản xuất, giảm thiểu chi phí sản xuất. Thực hiện các hoạt động maketing, quảng bá hình ảnh của công ty nhằm tăng thị phần

Phòng kĩ thuật - công nghệ: Đảm bảo hoạt động ồn định của hệ thống máy móc, trang thiết bị sản xuất. Tổ chức công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm; tìm

hiểu, nghiên cứu phát triển công nghệ mới. Đảm bảo công tác bảo vệ môi trường.

Sơ đồ tổ chức của công ty như sau:

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty

GIÁM ĐỐCPHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÂN XƯỞNG 4 PHÂN XƯỞNG 3 PHÂN XƯỞNG 1 PHÂN XƯỞNG 2

Hiện tại tổng số lao động của công ty là 45 người, cụ thể các phòng ban như sau (tính cả 2 PGĐ):

+ Phòng tổ chức - hành chính: 3 lao động + Phòng kinh doanh: 4 lao động

+ Phòng tài chính - kế toán: 5 lao động

+ Phòng kĩ thuật - công nghệ: 4 lao động (4 quản đốc của 4 phân xưởng) + Công nhân phân xưởng 1: 4 lao động

+ Công nhân phân xưởng 2: 6 lao động + Công nhân phân xưởng 3: 8 lao động

+ Công nhân phân xưởng 4: 8 lao động

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH bao bì Nam Phong (Trang 27)