Ban tổng giám đốc

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ Phần Tiên Hưng (Trang 27)

• Tổng giám đốc: là người đứng đầu lãnh đạo, có quyền quyết định mọi việc, điều hành quản lí và chỉ đạo hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch và yêu cầu sản xuất kinh doanh

• Phó tổng giám đốc: Thay mặt tổng giám đốc công ty điều hành công ty khi tổng giám đốc đi vắng.

• Giám đốc điều hành 1

- Các phòng ban trong Công ty

+ Phòng Tổ chức-hành chính: Với chức năng tham mưu cho giám đốc và người lao động trong Công ty, sắp xếp bố trí lực lượng sản xuất, thuyên chuyển công tác, quản lý các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Quản lý nhân lực trên cơ sở Luật Lao động và ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động giữa Công ty và người lao động. Chủ trì, theo dõi, đề xuất và giải quyết kịp thời về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, trật tự an ninh, an toàn xã hội khác. Quản lý thủ tục về con người và tài sản, thiết bị máy móc, xe vận tải chuyên dùng trong phạm vi toàn Công ty.

+ Phòng Kỹ thuật: Là đơn vị thực hiện hai nhiệm vụ chủ yếu:

− Đấu thầu các công trình.

− Quản lý chất lượng trên các công trình.

Hai nhiệm vụ này có vai trò quan trọng như khi đấu thầu các công trình, phòng Kỹ thuật khi làm Hồ sơ đấu thầu công trình phải đạt được những mục tiêu. Nghiên cứu đồ án đấu thầu, thuyết minh kỹ thuật, kiểm tra tính toán về khối lượng làm cơ sở cho Công ty quyết những công trình có khả năng thực thi và thắng thầu. Cùng với phòng Kế hoạch tham mưu giá bỏ thầu. Quản lý về chất lượng các công trình thi công, theo dõi sát sao tiến độ thi công xây dựng các công trình theo quy trình, quy phạm đúng với hồ sơ mời thầu và giao thầu. Việc làm này mang tính quyết định đến uy tín của Công ty, vì vậy phải phân công cụ thể cán bộ theo dõi, có mở nhật ký theo dõi và ghi chép cho từng công trình, phản ánh trung thực và kịp thời về những tồn tại và các khoản phát sinh trong quá trình thi công với BGĐ Công ty. Có quyền quyết định việc dừng thi công của các công trình khi vi phạm vào các quy trình, quy phạm.

Phòng Kỹ thuật phải theo dõi, nghiệm thu các sản phẩm của Xưởng Cơ khí trước khi xuất xưởng, nhập kho hoặc lắp đặt các thiết bị trên công trình.

Chính vì vậy, Phòng Kỹ thuật đã thực sự là một đơn vị tham mưu đắc lực cho BGĐ Công ty.

+ Phòng Kế hoạch-Vật tư: Nhiệm vụ trong đấu thầu công trình: Kết hợp chặt chẽ với phòng Kỹ thuật, giai đoạn Xí nghiệp xây dựng công trình, tính toán dự toán thầu, phải có mối liên hệ với Chủ đầu tư, nhận biết các thông tin cập nhật hàng ngày, liên hệ với các nhà thầu, thương thuyết và giải quyết cụ thể từng gói thầu.

Tham mưu cho Công ty các công trình giao nhận thầu, thống nhất với phòng Kỹ thuật, Tài vụ sau khi đã kiểm tra kiểm soát về đồ án giải pháp kỹ thuật thi công để quyết định tỷ lệ khoán cho Xí nghiệp nhận thi công, trình GĐ ký duyệt. Chức năng thanh quyết toán, khi phát sinh công trình mới phòng Kế hoạch lập dự toán giao khoán trình cho Công ty xem xét và phê duyệt, sau đó lập phiếu giao khoán cho các đơn vị nhận khoán công trình hoặc hạng mục công trình. Phối hợp với các đơn vị làm các thủ tục thanh quyết toán với Chủ đầu tư. Thực hiện quyết toán với các đơn vị khi có đủ thủ tục nghiệm thu nội bộ và quyết toán công trình được phê duyệt.

Theo dõi việc thuê tài sản như: máy thi công, phao, ván khuôn, khung đà giáo, tôn,… Cập nhật sổ sách hàng ngày, thống nhất với phòng Tài vụ để thanh toán cho các đơn vị thuê.

Dự trữ và cung ứng các loại vật tư thiết yếu, hiếm để phục vụ kịp thời cho tiến độ thi công.

+ Phòng Kế toán-Tài vụ: Chức năng quản lý tài chính theo các văn bản hiện hành về tài chính của Nhà nước theo chế độ quy định và theo Pháp lệnh Kế toán thống kê. Tổ chức hạch toán kế toán trên toàn Công ty. Đảm bảo yêu cầu chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả, bảo toàn vốn, tổ chức khai thác nguồn vốn để phục vụ thi công. Nhận báo cáo theo tiến độ thi công của các công trình xây dựng gửi về, lập báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính, Thuế và các cơ quan chuyên môn.

2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán của công ty qua 2 năm 2011 và 2010.

(ĐVT:Đồng) STT CHỈ TIÊU số Năm 2011 Năm 2010 TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 4.946.790.021,8 5.677.688.710,6 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 290.222.154,0 192.362.317,7

1. Tiền 111 290.222.154,0 192.362.317,7

2. Các khoản tương đương tiền 112

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 300.000.000 1.500.000.000

1. Đầu tư ngắn hạn 121 300.000.000 1.500.000.000

2. Dự phòng giảm giá đằu tư ngắn han 129

III. Các khoản phải thu 130 2.777.286.624,9 2.693.855.463 1. Phải thu của khách hàng 131 2.496.420.710 2.005.960.635,8 2. Trả trước cho người bán 132 123.512.541,2 89.222.886,7 5. Các khoản phải thu khác 138 157.353.373,7 598.671.940,5

IV. Hàng tồn kho 140 1.574.304.914,4 1.292.861.569,9

1. Hàng tồn kho 141 1.574.304.914,4 1.292.861.569,9

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 4.976.328,5 2.109.360

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151

4. Tài sản ngắn hạn khác 158 4.976.328,5 2.109.360 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 505.082.698,6 576.986.594,8

I. Các khoản phải thu dài hạn 210

II. Tài sản cố định 220 501.463.115,3 573.367.011,5

1. Tài sản cố định hữu hình 221 477.648.962,1 564.125.903,7

- Nguyên giá 222 2.190.560.550 2.204.412.162,1

- Giá trị hao mòn lũy kế 223 -1.712.911.587,9 -1.640.286.258,44. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 23.814.153,2 9.242.107,8 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 23.814.153,2 9.242.107,8

III. Bất động sản đầu tư 240

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ Phần Tiên Hưng (Trang 27)