- Nghiên cứu tính thực hiện Thị trường hiện tạ
6/ Mức độ cung
cấp dịch vụ Bán lẻ dịch vụ đầy đủ, bán lẻ dịch vụ hạn chế 2 loại hình bên
(Nguồn : thông tin thị trường, thông tin phòng kinh doanh)
- Khi sức mua thị trường gặp rủi ro hoạt động tiêu thụ ảnh hưởng như thế nào?
Sức mua của thị trường là nhân tố quyết định khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, nó quyết định dòng tiền vào của doanh nghiệp. Điều gì tác động đến sức mua? Đó là khả năng thanh toán. Chúng ta giả sử: khi có lạm phát, giả cả tăng cao. Lúc này thu nhập của người lao động không tăng hoặc tăng ít, và chậm hơn chỉ số lạm phát dẫn đến sức mua giảm.
Ngoài ra khi khả năng thanh toán chỉ tập trung cho những nhu cầu thiết yếu, hơn nữa cơ cấu tiêu dùng cũng thay đổi tất nhiên sẽ dẫn đến không ít lượng
bù đắp được chi phí sản xuất kinh doanh.
- Dù là một doanh nghiệp nhỏ hay công ty lớn ở tầm vĩ mô, khi môi trường chung chịu tác động thì tất cả đều bị ảnh hưởng. Vấn đề là ảnh hưởng ít hay nhiều và doanh nghiệp dùng cách gì để khắc phục chúng. Phòng ngừa rủi ro từ việc quản trị và điều hành hàng ngày được coi là nhiệm vụ quan trọng và doanh nghiệp cần thực hiện một số phương án:
+ Tôn trọng nguyên tắc thận trọng, xem xét, phán đoán và cân nhắc khi lập kế hoạch kinh doanh.
+ Không đánh giá cao giá trị tài sản và các khoản thu nhập. + Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả
+ Thường xuyên phân tích tài chính với tình hình thực tại nhằm nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, có thể sử dụng những chỉ tiêu như :
☺ Hệ số vốn tự có.
☺ Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn. ☺ Hệ số thanh toán của vốn lưu động
+ Quản lý chặt chẽ nợ phải trả, nợ phải thu, bằng cách có kế hoạch thanh toán nợ và thu nợ, không để nợ phải trả công dồn quá lớn và không để phát sinh nợ phải thu khó đòi…
+ Cần thực hiện nghiêm túc các quy định về thời hạn trong kinh doanh đầu tư, nên thực các thương vụ với thời hạn ngắn, tập trung giải quyết dứt điểm từng phần công việc theo đúng tiến độ. Điều đó giúp doanh nghiệp tránh được sự biến động trên thị trường
3.2.2 Ý kiến với nhà nước ban nghành
Từ những khắc phục trong rủi ro mà doanh nghiệp đã gặp và có thể gặp, một số ý kiến với nhà nước nhằm hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi tạo ra của cải vật chất, là lực lượng chủ yếu trong việc đóng góp vào ngân sách Nhà Nước.
- Một đánh giá chung là, thông thường mọi rủi ro về tài chính gắn liền với hiện thượng lạm phát, tất nhiên có rất nhiều loại rủi ro mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mắc phải không chỉ có rủi ro tài chính. Nhà Nước – người có quyền thu
thuế và có chức năng quản lý nền kinh tế quốc dân cần có những biện phap cấp bách và hữu hiệu để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa chống đỡ được với những rủi ro về tài chính do lạm phát.
- Chúng ta đang sống trong một thế giới quá đa dạng về môi trường phap lý. Tại sao phap lý lại chỉ ra trong sự rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Khi thành lập công ty cần đầy đủ thủ tục và quy định, chi phối hành lang phap lý. Điều đáng lo ngại là cùng một vấn đề nảy sinh nhưng mỗi hệ thống có quan niệm khác nhau, bên cạnh là sự biến động cua phap lý gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Những nguyên nhân gặp phải từ một số doanh nghiệp trước hành lang phap ly:
+ Chính bản thân lãnh đạo doanh nghiệp hiểu biết chưa đầy đủ về hệ thống pap luật và chính sách nơi xuất nhập hàng hóa…
+ Ý thức chấp hành pap luật của nhiều doanh nghiệp chưa tốt
+ Chưa có thói quen sử dụng dịch vụ pap lý, do thiếu kinh nghiệm nên dễ bị lam dụng hoặc mắc bẫy đôi tác trong các điều khoản hợp đồng.
Về phía Cơ quan Nhà Nước cần xây dựng hệ thống thông tin phap luật, thị trường của các quốc gia khác, thu thập thông tin về sự thay đổi của thị trường, pap lý của quốc gia đó. Các cơ quan đại diện cho Nhà Nước ở các thị trường phai trực tiếp nắm bắt thông tin về các doanh nghiệp, phap lý, thị trường để cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam. Chính những nguồn thông tin này là một kênh quan trọng để doanh nghiệp trong nước phòng tránh, giảm thiểu được rủi ro khi tham gia hoạt động quốc tế.
- Một số thông tin gần đây qua nghiên cứu, người ta cho rằng thị trường một số loại hình dần sẽ thu hẹp thay vào đó quy mô mở ra. Việc Nhà Nước, ban nghành hỗ trợ vốn, có thể thay bằng cách giảm thuế…công ty sẽ chủ động hơn trong mở rộng kinh doanh. Đề xuất đưa hàng hóa đến vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh sẽ được hưởng chính sách trợ giá vận chuyển, giảm thuế 1 số mặt hàng tiêu thụ tại vùng miền đó. Ngoài việc cung cấp những mặt hàng cần thiết còn góp phần thực hiện chính sách phát triển vùng nghèo.
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay với sự cạnh tranh mạnh mẽ thì đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung cần phải có những phương án thích hợp trong quá trình kinh doanh để đạt được hiệu quả tốt nhất. Trong những năm qua công ty TNHH TM và VT Tuấn Anh đã không ngừng đổi mới hoàn thiện mình để bắt nhịp với sự biến động của nền kinh tế, dần từng bước phát triển có hiệu quả, khẳng định vị trí của mình trên thương trường cũng như chữ tín với khách hàng. Góp phần vào sự thành công đó phải kể đến vai trò của bộ phận công ty đã liên kết trong công việc, phối hợp đưa đến công ty môi trường gần gũi, hiệu quả.
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Thương Mại và Vận Tải Tuấn Anh em đã học hỏi thêm, tích lũy cho bản thân những kinh nghiệm, kỹ năng trong ứng xử công việc, tìm hiểu rõ nét hơn về thị trường ở môi trường thực tế kết hợp những điều trên sách vở. Sự đa dạng nhiều màu vẫn còn những bất cập và thách thức, để hoàn thiện đề tài em cần phải cần nhiều hơn về thời gian, thử thách… và sự giúp đỡ từ thầy cô đến thực tế.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các bộ phân kinh doanh, và giảng viên Nguyễn Ngọc Điệp giúp em thực hiện đề tài.
Nghệ an, ngày 10 tháng 02 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Phương