chính sách tiền tệ: điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị tr-ờng mở và thúc đẩy các tổ chức tín dụng tập trung huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân c-
a. Chính sách tiền tệ
- Vài nét chung về chính sách tiền tệ
Kinh tế thị tr-ờng về thực chất là một nền kinh tế tiền tệ. ở đó, bao giờ chính sách tiền tệ cũng là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng của nhà n-ớc bên cạnh chính sách tài khoá, chính sách phân phối thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại…
Ngân hàng Trung -ơng sử dụng chính sách tiền tệ nhằm mở rộng hay thắt chặt cung ứng tiền tệ, để ổn định giá trị đồng bản tệ, đ-a sản l-ợng và việc làm của quốc gia đến mức mong muốn.
Trong một quãng thời gian nhất định nào đó, chính sách tiền tệ của một quốc gia có thể đ-ợc hoạch định theo một trong hai hớng sau đây:
Chính sách tiền tệ mở rộng, nhằm tăng l-ợng tiền cung ứng, khuyến khích đầu t-, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. Tr-ờng hợp này, chính sách tiền tệ nhằm chống suy thoái, chống thất nghiệp.
Chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lợng tiền cung ứng, hạn chế đầu t-, kìm hãm sự phát triển quá đà của nền kinh tế. Tr-ờng hợp này, chính sách tiền tệ nhằm chống lạm phát. Có thể nói, chính sách là hoạt động cơ bản, chủ yếu nhất và là linh hồn xuyên suốt trong mọi hoạt động của ngân hàng Trung -ơng.
- Chính sách tiền tệ và mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ
Từ năm 2004 với mức lạm phát cao bất th-ờng, qua năm 2005 khi tình hình không đ-ọc cải thiện đáng kể; đến nay, Việt Nam đã và đang nỗ lực sử dụng các công cụ khác nhau nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát. Trên lý thyết và thực tiễn Việt nam, chính sách tiền tệ tỏ ra có sức mạnh.
http://svnckh.com.vn 40
Theo lý thuyết tài chính tiền tệ, trong điều kiện l-u thông tiền vàng hay tiền giấy tự do chuyển đổi ra vàng, thì giá trị tiền tệ luôn luôn đ-ợc ổn định do cơ chế tự phát cuả tiền vàng.
Trong điều kiện l-u thông tiền giấy, chúng không đ-ợc tự do chuyển đổi ra vàng, lạm phát luôn là nguy cơ tiềm tàng, thậm chí khó tránh khỏi của các quốc gia. Lúc này, việc kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền đ-ợc coi là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ. Giá cải tăng do lạm phát gây khó khăn cho cuộc sống ngời dân, mất ổn định kinh tế xã hội. Do vậy, kiểm soát lạm phát nhằm ổn định giá cả hàng hoá, dịch vụ là tiền đề cho việc phát triển kinh tế lâu dài và bảo đảm ổn định đời sống cho ng-ơì lao động.
Nh- đã nói ở trên, để kiểm soát lạm phát, Ngân hàng trung -ơng sẽ sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Kiểm soát lạm phát đ-ợc biểu hiện tr-ớc hết ở việc ổn định giá trị đối nội của đồng tiền, tức là sức mua của nó đối với hàng hoá và dịch vụ ở thị tr-ờng trong n-ớc. Mặt khác, giá trị đối ngoại của đồng tiền cũng đựơc ổn định biểu hiện ở giá trị hối đoái thả nổi. Trong nền kinh tế mở, cùng với sự phát triển của th-ơng mại quốc tế, tỷ giá đồng tiền là mối quan tâm của cá quốc gia. Một sự tăng lên của giá trị đồng bản tệ so với ngoại tệ sẽ hạn chế cạnh tranh trên thị tr-ờng quốc tế, hạn chế xuất khẩu và ng-ợc lại.
Tuy nhiên, theo đuổi mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa với tỷ lệ lạm phát bằng không. Trong thực tế, để có một tỷ lệ lạm phát giảm xuống thì thờng phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Tỷ lệ này không thể quá cao. Kinh nghiệm của nhiều n-ớc cho thấy, một tỷ lệ lạm phát vừa đủ là cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ
+ Nghiệp vụ thị tr-ờng mở
+ Dự trữ bắt buộc
+ Lãi suất