Tăng cường nghiên cứu và mở rộng thị trường thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM (Trang 42)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO Ở CÔNG TY TNHH FUSHO VIỆT NAM

1. Tăng cường nghiên cứu và mở rộng thị trường thị trường xuất khẩu.

khẩu.

Trong hoạt động xuất khẩu vấn đề nghiên cứu, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu. Giai đoạn hiện nay cũng như những năm tới, Công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM cần phải xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể về nghiên cứu thị trường mục tiêu, nắm được các thông tin thiết yếu về thị trường như: xu hướng thị trường, nhu cầu và tình hình cung cấp, khả năng tiêu thụ...

Các thị trường chủ yếu mà Công ty cần tập trung vào trong những năm tới: +Thị trường ASEAN :

Là thị trường rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và đối với Công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM nói riêng. Khi thâm nhập vào thị trường này chúng ta sẽ khai thác được lợi thế về giá nhân công, vị trí địa lý, kể cả ưu thế nằm gần trung tâm chu chuyển hàng hóa thế giới Singapore và đặc biệt sẽ được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan trong thời gian tới. Tuy nhiên tham gia vào thị trường này, Công ty cũng gặp phải một khó khăn rất lớn là tham gia vào cuộc cạnh tranh với cường quốc xuất khẩu gạo Thái Lan: từ 7/10/2011, chính phủ Thái Lan bắt đầu chương trình thu mua lúa gạo với mức giá cao hơn 50% so với mức giá trên thị trường của gạo vụ cũ. Với giá thu mua cao của Thái Lan, sẽ buộc giá xuất khẩu phải từ 750 - 800 USD/tấn trở lên, như vậy sẽ làm thị trường gạo thế giới biến động.

+Thị trường Trung Đông: Đây là thị trường truyền thống của Công ty. Khả năng tiêu thụ gạo ở đây rất lớn, những tiêu chuẩn chất lượng không khắt khe. Điều này làm cho gạo của Công ty có sức cạnh tranh hơn vì giá rẻ. Hơn nữa hầu hết các hợp đồng xuất khẩu gạo của Công ty vào thị trường này đều theo giá CIF. Chính vì vậy, Công ty cần phải mạnh dạn hơn nữa khi xâm nhập vào thị trường này, tránh tình trạng xuất khẩu qua các trung gian.

+ Đối với thị trường Trung Quốc: Với tiềm lực kinh tế lớn, tính theo GDP hiện Trung Quốc đứng thứ 6 trên thế giới và là thị trường rộng lớn với trên 1 tỷ dân. Trung Quốc cũng là một nước sản xuất lúa gạo đứng đầu thế giới và có sự đồng nhất về mùa vụ với Việt Nam. Giá cả của thị trường này hay biến động thất thường, phương thức giao dịch và thực hiện hợp đồng rất đa dạng, uy tín bạn hàng chưa đảm bảo. Vì vậy, phương châm kinh doanh ở

thị trường này nên thực hiện theo kiểu cuốn gói, trong đó cần thận trọng nhất ở khâu thanh toán.

+ Thị trường EU: Đặc điểm của thị trường này là yêu cầu chất lượng cao, phong cách và tâm lý hoạt động kinh doanh khác rất nhiều so với ASEAN. Trong những năm qua gạo của Công ty chưa thâm nhập vào thị trường này. Vấn đề quan trọng nhất ở đây là Công ty cần phải kiên trì tiếp cận trực tiếp thị trường, đảm bảo uy tín về chất lượng theo đúng yêu cầu đặt ra + Thị trường Châu Phi và Mỹ Latinh: Các nước trong khu vực này như: Braxin, Achentina, Agiênia... được coi là thị trường mục tiêu của Công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w