ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY TNHH FUSHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM (Trang 38)

VIỆT NAM

1. Tiềm năng sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Về sản xuất lúa gạo Việt Nam có tiềm năng khá lớn, nếu như được quan tâm đầu tư hơn nữa sẽ hứa hẹn thành một trung tâm trồng và chế biến lúa gạo lớn. Tiềm năng này thể hiện ở:

1.1. Về đất đai

Đất nông nghiệp của nước ta chiếm hơn 75% diện tích lãnh thổ. Chất lượng đất Việt Nam có tầng dầy, đất tơi xốp, chất dinh dưỡng cho cây trồng khá cao, nhất là đất phù sa ở hai dải đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

1.2. Về khí hậu

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á ở ngã tư nơi gặp gỡ của những luồng gió xuất phát từ các trung tâm lớn bao quanh. Thêm vào đó là hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiệt độ trung bình từ 220-270

C, lượng mưa hàng năm lớn (trên 1.500mm) và độ ẩm không khí luôn trên 80% nên quanh năm cây lúa có điều kiện phát triển tốt, mùa màng có thể thu hoạch từ 2- 4 vụ.

1.3. Về nhân lực

Với dân số là 76 triệu người, 70% là sản xuất nông nghiệp, có thể nói nguồn nhân lực Việt Nam rất dồi dào. Người Việt Nam có đặc điểm cần cù, thông minh, sáng tạo, có khả năng nắm bắt khoa học công nghệ, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Lao động chính là yếu tố có lợi thế so sánh mà Việt Nam cần phải khai thác trong thời gian tới.

1.4. Các chính sách của Nhà nướ.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu và gạo là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần đáng kể trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo nguồn vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy, trong các chính sách phát triển kinh tế

ảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, chú trọng đến việc sản xuất và chế biến lúa gạo, phục vụ an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.

Tóm lại, dù rằng chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn bất lợi trong việc sản xuất lúa gạo như: giống lúa có năng suất chưa cao, chất lượng chưa ổn định, thuỷ lợi chưa được đầu tư, công nghệ chế biến thấp và thiên tai có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng các nguồn lực mà Việt Nam có lợi thế trên đã mở ra cho nước ta một con đường phát triển mới: hướng ra xuất khẩu. Sản xuất lúa gạo cho phép tận dụng được lợi thế về lao động và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời hạn chế những khó khăn về vốn, kỹ thuật- công nghệ. Chính vì vậy, phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam để xuất khẩu là bước đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.

2. Dự báo hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian tới

Tính đến cuối tháng 9/2011, nước ta xuất khẩu hơn 5,8 triệu tấn gạo, đạt 2,8 tỉ USD, tăng 9,13% về số lượng và 23,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm nay đạt mức kỷ lục mới trong 3 năm liên tiếp.

Lũy kế từ đầu năm đến nay cho thấy, nước ta có mức xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay cả về số lượng và giá trị; giá bình quân cũng cao hơn nhiều so với các năm trước do mặt bằng giá xuất khẩu đã được nâng lên đáng kể. Giá lúa khô tại kho của doanh nghiệp xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2011 trung bình là 6.263 đồng/kg, dao động trong khoảng từ 5.300 đồng – 7.000 đồng/kg.

Nhìn chung xuất khẩu gạo trong 9 tháng đầu năm 2011 đạt mức kỷ lục mới trong 3 năm liên tiếp, thể hiện sự phát triển trên nhiều mặt của ngành xuất khẩu gạo nước ta, đáng kể là chất lượng gạo ngày càng ổn định, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ngày càng được nâng cao, củng cố các thị trường truyền thống và đáp ứng yêu cầu của các thị trường mới. Ngoài số lượng xuất khẩu, giá trị xuất khẩu cũng gia tăng làm nâng cao hiệu quả xuất khẩu và nâng cao thu nhập cho người trồng lúa.

Tuy nhiên, hiện nay, thị trường xuất khẩu gạo của nước ta cũng có nhiều biến động. Trong đó Philippin là thị trường truyền thống thay đổi chính sách giảm nhập khẩu với số lượng lớn nhưng thay vào đó lượng xuất khẩu sang Indonesia gia tăng do nước này khôi phục nhập khẩu. Ngoài ra, lượng xuất khẩu cũng được bổ sung bởi các thị trường mới như Bangladesh, Trung Quốc, đặc biệt lượng xuất khẩu vào thị trường Châu Phi tăng mạnh trong 6 tháng đầu

năm nhưng hiện nay thị trường này đang giảm mạnh do giá gạo của nước ta tăng cao.

Dự kiến, nhu cầu xuất khẩu tiếp tục ổn định, tăng trưởng khá trong quý IV/2011 nên giá lúa vụ Thu Đông sẽ tiếp tục ổn định. Tuy nhiên, trong tháng 10, chính sách hỗ trợ nâng giá lúa của Chính phủ mới Thái Lan được áp dụng (công bố áp dụng từ ngày 7/10/2011). Chưa biết thị trường sẽ tiếp nhận đến đâu nhưng chắc chắn sẽ chịu tác động mạnh. Nếu thị trường không chấp nhận, có khả năng Thái Lan sẽ đứng ngoài cuộc một thời gian, như vậy cũng làm hạn chế nguồn cung cấp dẫn đến giá cả tăng.

Trong khi đó, Ấn Độ công bố bán ra 2 triệu tấn gạo thường với mức giá thấp đã làm giảm áp lực nâng giá từ Thái Lan. Tuy nhiên, ở mức này, Ấn Độ cũng chỉ trở lại mức xuất khẩu bình thường như trước đây, trong khi nhu cầu tiêu thụ đã tăng liên tục hằng năm nên chưa cân đối được với áp lực từ Thái Lan.

Trước tình hình trên, thị trường hiện nay gần như phân ra làm 2 cấp, một là nhu cầu gạo cấp thấp, giá rẻ từ Ấn Độ. Hai là nhu cầu gạo cao cấp, giá cao từ Việt Nam và Thái Lan. Riêng Việt Nam có thể cung cấp gạo cấp thấp và trung bình cho các thị trường gần, cạnh tranh về ưu thế vận chuyển so với Ấn Độ.

Nhìn chung, thị trường hiện nay rất khó dự báo do lẫn lộn nhiều dấu hiệu tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, điều chắc chắn là sẽ biến động và có nhiều rủi ro với những thay đổi cơ bản về chính sách hỗ trợ giá ở các nước xuất khẩu gạo lớn và tác động của tình hình lạm phát lan rộng ở hầu hết các nước tiêu thụ gạo.

Do đó, trong những năm tới để có thể đáp ứng được những yêu cầu của thị trường thế giới, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu gạo, Công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM cần tập trung mọi nỗ lực cũng như tranh thủ sự giúp đỡ của Nhà nước, đề ra các phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu gạo của mình.

3. Phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM TNHH FUSHO VIỆT NAM

Trên cơ sở hoạt động kinh doanh đã đạt được trong những năm qua, đồng thời xuất phát từ thực trạng của Công ty cũng như bối cảnh chung của đất

nước và thế giới, ban lãnh đạo Công ty đã thống nhất đề ra các mục tiêu phát triển hoạt động xuất khẩu của mình trong thời gian tới như sau:

- Tăng cường buôn bán với các nước trong khu vực, mở rộng thêm quan hệ hợp tác với các nước Châu Mỹ và tiếp cận vào thị trường châu Âu.

- Đầu tư liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định. Khai thác, tận dụng nguồn đầu tư nước ngoài để tăng nguồn lực tài chính cho Công ty.

- Đẩy mạnh xuất khẩu gạo chất lượng cao, từng bước nâng cao hiệu quả các nghiệp vụ hoạt động xuất khẩu.

- Thực hiện bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Nhà nước, hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước; đảm bảo sản lượng xuất khẩu năm nay luôn cao hơn năm trước. Mục tiêu của Công ty là năm 2012 sẽ xuất khẩu được 450.000 tấn gạo với kim ngạch khoảng 160.000 ngàn USD. Trong giai đoạn tới 2012 – 2017 thị phần xuất khẩu gạo của Công ty sẽ tăng lên, chiếm khoảng 18 % tổng kim ngạch của toàn ngành.

Để đạt được mục tiêu đó, phương hướng đặt ra cho hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM trong thời gian tới chủ yếu tập trung theo hướng sau:

- Tiếp tục khai thác có hiệu quả hơn nguồn lúa gạo hàng hóa trong cả nước, chủ trương xuất khẩu gạo lượng cao để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu định mức đã đề ra.

- Tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, làm tốt công tác tổ chức thị trường và xúc tiến thương mại.

- Tăng cường sự hợp tác của các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước, tranh thủ sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w