NHNN&PTNT HUYỆN ĐÔNG SƠN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Đông Sơn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 29)

3.1 Định hướng mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHNN&PTNT chi nhánh Huyện Đông Sơn NHNN&PTNT chi nhánh Huyện Đông Sơn

Định hướng chung:

 Tổng nguồn vốn năm sau cao hơn năm trước từ 25% trở lên

 Tăng trưởng dư nợ năm tiếp theo lên 20%. Trong đó tăng trưởng dư nợ đối với DNNVV chiếm khoảng 50%, tỷ lệ dư nợ dưới 3%.

 Mở rộng vốn đầu tư tín dụng trên cơ sở phải chấp hành đúng thể lệ, chế độ và quy trình nghiệp vụ tín dụng, luôn lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo.

 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát ở các cơ sở, đối chiếu để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những tồn tại thiếu sót trong việc chấp hành thể lệ nghiệp vụ, chủ động và tích cực lựa chọn những khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, những dự án khả thi.

 Tiếp tục thực hiện mục tiêu hiện đại hóa công nghiệp NH, chủ trương đổi mới và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ mới về khoa học công nghệ.

 Tổ chức phát động thi đua, động viên khên thưởng kịp thời, xử lý nghiêm minh các cán bộ vi phạm về nội quy lao động và quy chế quản lý.

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng DNNVV tại NHNN&PTNT chi nhánh Huyện Đông Sơn DNNVV tại NHNN&PTNT chi nhánh Huyện Đông Sơn

3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay

Công tác thẩm định tín dụng khách hàng luôn chiếm vị trí quan trọng trong chất lượng cho vay cũng như trong việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro. Vì vậy trước khi diễn ra hoạt động cho vay NH cần phải thẩm định khách hàng vay, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, nâng lực quản lý sản xuất kinh doanh.Đồng thời kiểm tra đánh giá tính hiệu quả về mặt tài chính của phương án, khẳ năng trả nợ và những rủi ro.

Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh râ nhất chất lượng tín dụng và dấu hiệu báo trước khả năng thiệt hại đối với NH. Việc phòng ngừa nợ quá hạn chỉ có thể thực hiện thông qua việc giải quyết nghiêm túc các quy chế cho vay, chế độ tín dụng hiện hành và giải quyết cho vay theo đúng quy định. Đối với các khoản nợ quá hạn mà NH xét thấy khách hàng vẫn còn khả năng trả nợ NH thì các cán bộ tín dụng của chi nhánh tư vấn cho khách hàng trong việc sản xuất kinh doanh, sản phảm,thị trường tiêu thụ…. giúp khách hàng vượt qua khó khăn, tăng lợi nhuận, có nguồn trả nợ cho NH.

3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi giải ngân

Sau khi giải ngân doanh nghiệp nếu NH không tăng cường công tác kiểm tra sẽ dẫn đến rủi ro cao vì chi nhánh không nắm bắt kịp thời tinh hình hoạt động của DN nhất là thời điểm DN gặp khó khăn trong kinh doanh. Thông qua quá trình kiểm tra, giám sát vốn cho vay nếu phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm....thì NH phải thực hiện xử lý theo quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật công tác này sẽ giúp NH kiểm soát được hành vi của người vay vốn, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Từ đó đảm bảo tính sinh lời và an toàn của khoản vay. Ngoài ra, chi nhánh cần tăng cường thanh tra, kiểm soát nội bộ nhằm thanh lọc những cán bộ tín dụng mất phẩm chất, tiêu cực, gây thất thoát tài sản và làm mất uy tín của NH.

3.2.4 Tăng cường công tác huy động vốn nhằm chủ động được nguồn vốn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của nền kinh tế đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của nền kinh tế

Tại thời điểm hiện nay, việc huy động vốn giữa các ngân hàng đang diễn ra hết sức quyết liệt, mặt bằng lãi suất tiền gửi tăng cao (có thời điểm các ngân hàng đã phải huy động tiền gửi với lãi suất 17-18% thậm chí 19%/năm). Do đó, tăng cường nguồn vốn huy động có vai trò quan trọng để chủ động trong hoạt động cung ứng vốn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Để đạt được điều đó chi nhánh cần thực hiện một số biện pháp sau:

-Thành lập bộ phận riêng chuyên nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu của khách hàng ở từng khu vực để đưa ra giải pháp đáp ứng nhu cầu

- Có chính sách khuyến khích thu hút khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, ổn định dưới nhiều hình thức khác nhau như tặng quà sinh nhật (đặc biệt các gia đình có trẻ nhỏ và người già), bốc thăm trúng thưởng…

- Xây dựng chính sách lãi suất huy động linh hoạt theo nhiều kỳ hạn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Phát triển các sản phẩm thanh toán không dùng tiền mặt như dùng thẻ ATM, trả lương qua tài khoản cho các cơ quan

3.3.5 Thực hiện tốt Marketing ngân hàng

Ở nước ta hiện nay cùng với sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng là xu thế cạnh tranh không thể tránh khỏi giữa các ngân hàng. Khách hàng là yếu tố quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của hoạt động kinh doanh ngân hàng.Chính vì vậy việc xây dựng, marketing ngân hàng là vô cùng quan trọng, ngân hàng cần chú trọng hơn nữa tới hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình đến quần chúng cũng như cộng đồng DN, việc tạo lập hình ảnh đẹp được thực hiện thông qua giao tiếp và tác phong làm việc của toàn thể cán bộ nhân viên NH.Để thu hút nhiều khách hàng hơn nữa sử dụng dịch vụ của ngân hàng, cán bộ ngân hàng cần phải cho khách hàng thấy được lợi ích của các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, cần nâng cao hiểu biết dịch vụ ngân hàng cho khách hàng nhất là đối với khách hàng là DNNVV, ngân hàng có thể giới thiệu và hướng dẫn trực tiếp đón khách hàng hoặc có thể giới thiệu qua hệ thống đài truyền thanh của các xã.

3.2.6 Giải pháp nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức cho cán bộ tín dụng

Con người luôn là nhân tố quan trọng quyết định trong mọi hoạt động kinh tế chính trị, xã hội nói chung và trong hoạt động cho vay nói riêng.Toàn bộ những quyết định cho vay, tiến trình thực hiện cho vay, thu hồi nợ không có máy móc hay một cộng cụ nào khác ngoài cán bộ tín dụng đảm nhiệm.Chính vì vậy cán bộ tín dụng cần phải có trình độ chuyên môn, có lòng yêu nghề, tính trung thực thẳng thắn trong công việc, ngoài ra cán bộ tín dụng cần có kiến thức sâu rộng về kinh tế thị trường để có thể đánh giá chính xác các phương án kinh doanh, các dự án khả thi. Để tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhằm xử lý công việc nhanh gọn đảm bảo tính hiệu quả cao NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Đông Sơn cần phải:

- Cần thực hiện tuyển chộn cán bộ theo đúng năng lưc, có chất lượng, tránh tình trạng nhận cán bộ chất lượng thấp dẫn đến ảnh hưởng tới hiệu quả công việc, gây lãng phí, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Sắp xếp bố trí đúng năng lực sở trường của cán bộ nhân viên từng bộ phận, nhằm phát huy hết khả năng, trí tuệ của từng đội ngũ nhân viên với công việc được giao.

- Động viên cán bộ nêu cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác trong thực hiện công việc, kết hợp bình xét thi đua nghiêm minh, chặt chẽ, thường xuyên

phong trào người tốt việc tốt.

- Triển khai tổ chức học tập, đào tạo cán bộ ở các lớp nâng cao, không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng bạn khi có cách làm hay, sáng tạo trong kinh doanh.

3.3 Một số kiến nghị:

3.3.1 Đối với NHNN và NHNN&PTNT Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- NHNo&PTNT Việt Nam cần nghiên cứu chỉnh sửa mẫu hồ sơ đảm bảo tiền vay cho phù hợp với các thông tư liên ngành, để việc đăng ký giao dịch đảm bảo cho vay được thuận lợi hơn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Đông Sơn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 29)