Những chú ý về nội dung và PPDH phần hoá học phi kim lớp 10

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề qua dạy học phần Hóa học phi kim 10 trung học phổ thông (Trang 42)

2.1.3.1. Những chú ý về nội dung:

*) Nhóm Halogen:

a) Khái quát về nhóm Halogen

- Sự tương tự nhau về cấu tạo nguyên tử của các halogen dẫn tới sự giống nhau về tính chất hóa học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất chúng tạo nên, cụ thể là:

+ Lớp ngoài cùng của nguyên tử halogen đều có 7electron, dễ nhận thêm 1electron để đạt cấu hình bền của khí hiếm nên các halogen đều có tính oxi hóa mạnh và là phi kim hoạt động mạnh.

+ Tính oxi hóa giảm dần từ Flo đến Iot (do độ âm điện, bán kính nguyên tử và số lớp electron).

+ Trong hợp chất Flo có số oxi hóa duy nhất -1, các halogen khác ngoài số oxi hóa - 1 còn các số oxi hóa khác là +1, +3, +5, +7.

43

- Sự khác biệt giữa Flo và hợp chất của nó với các halogen khác trong nhóm.

- Nêu được sự biến đổi Z, bán kính nguyên tử, số lớp electron, nguyên tử khối, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ âm điện... quy luật biến đổi tính oxi hóa (tính phi kim) từ flo đến iot. Dẫn ra thí dụ chứng minh và viết PTHH nếu có.

Trọng tâm

Mối liên hệ giữa cấu hình lớp electron ngoài cùng, độ âm điện, bán kính nguyên tử... với tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh. b) Clo và hợp chất của Clo:

- Nêu được tính chất hóa học cơ bản của clo là tính oxi hóa mạnh. Giải thích và viết được PTHH minh họa.

- Nêu được clo còn thể hiện tính khử trong PƯ hóa học và dẫn ra PTHH minh họa. - Nêu tóm tắt một số ứng dụng của clo, PP điều chế clo và thu khí clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp và viết được PTHH minh họa ( nếu có).

- Cần giúp HS hiểu rõ vì sao:

+ PƯ giữa clo với nước là phản ứng thuận nghịch 0 -1 +1

Cl2 + H2O  HCl + HClO

Axit clohiđric Axit hipoclorơ Do HClO có tính oxi hóa mạnh, HCl có tính khử.

+ Tính tẩy mầu, tẩy trắng của Clo ẩm, nước gia – ven, Clorua vôi do trong hợp chất chứa Clo có số oxi hóa +1 ( gốc ClO-).

c) Flo, Brom, Iot và hợp chất

- Nêu và giải thích được flo có tính oxi hóa mạnh, và mạnh nhất trong các halogen. Viết PTHH minh họa.

- Nêu và giải thích được brom có tính oxi hóa mạnh nhưng kém flo và clo, mạnh hơn iot. Viết PTHH minh họa.

- Nêu và giải thích được iot có tính oxi hóa mạnh, nhưng yếu nhất trong các halogen. Viết PTHH minh họa.

- Nêu sơ lược về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế flo, brom, iot.

44 Trọng tâm

Tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hoá, flo có tính oxi hoá mạnh nhất; nguyên nhân tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iot

*)Oxi – Lưu huỳnh

a) Oxi – Ozon

- Nêu và giải thích được oxi có tính oxi hóa mạnh. Viết được các PTHH minh họa. - Nêu và giải thích được ozon có tính oxi hóa mạnh nhưng mạnh hơn oxi. Viết được các PTHH minh họa.

- Nêu được PP điều chế oxi, sự hình thành ozon và một số ứng dụng. Viết các PTHH (nếu có).

- Cần cung cấp thông tin về O3 để HS hiểu đúng về vai trò của tầng ozon và sự nguy hại của hiện tượng “thủng” tầng ozon đối với sự sống từ đó có thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường.

b) Lưu huỳnh và hợp chất của Lưu huỳnh

- Nêu được và giải thích được: Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá( tác dụng với kim loại, với hiđro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hoá mạnh).

- Nêu và giải thích được H2S có tính khử mạnh. Dẫn ra các PƯ hóa học (PƯHH) và viết PTHH minh họa. Nêu được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S. Viết PTHH minh họa nếu có.

- Nêu và giải thích được SO2 vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. Dẫn ra các PƯHH và viết PTHH minh họa. Nêu được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính oxit axit, ứng dụng, PP điều chế SO2. Viết PTHH minh họa nếu có.

- Biết H2S và SO2 là chất gây độc hai, gây ô nhiễm môi trường.

- Tính axit mạnh của H2SO4 HS đã được nghiên cứu ở lớp 9 nên chỉ cần cho HS tự nghiên cứu và dẫn ra các PƯHH minh họa.

- Nêu và giải thích được H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước. Dẫn ra các PTHH minh họa. - Nêu được một số tính chất của muối sunfat, PP nhận biết ion sunfat và viết các PTHH (nếu có).

Trọng tâm

45

- Tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừacó tính oxi hoá vừa có tính khử).

- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.

- H2SO4 loãng có tính axit mạnh.

2.1.3.2. Những chú ý về phương pháp dạy học

Khi nghiên cứu phần hóa học phi kim cần chú ý các hoạt động học tập cho HS nhằm vận dụng triệt để các kiến thức cơ sở lí thuyết đó là:

- Thuyết electron về cấu tạo nguyên tử - Cấu tạo chất – liên kết hóa học

- Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử

Trong quá trình DH phải làm sao giúp HS vận dụng triệt để các kiến thức lí thuyết và hình thành thói quen nghiên cứu một nhóm các nguyên tố trên cơ sở lí thuyết chủ đạo nhằm giải thích sự biến thiên các tính chất của các đơn chất và hợp chất của chúng, đồng thời HS biết cách vận dụng kiến thức để dự đoán, giải thích sự biến đổi chất dựa trên mối quan hệ bản chất sau:

Cấu tạo phân tử ↔ Tính chất (lí học và hóa học) Tính chất ↔ Ứng dụng, PP điều chế.

Ngoài ra, có thể dẫn dắt HS trên cơ sở vận dụng các kiến thức về tính chất các chất để hoàn thiện phát triển kiến thức lí thuyết đã học, cung cấp kiến thức mới cho HS.

Tích cực sử dụng thí nghiệm hóa học tổ chức cho HS tham gia các hoạt động nghiên cứu, tự khám phá các tính chất của các chất thông qua các thí nghiệm.

Để tích cực hóa hoạt động học tập của HS cần lựa chọn được những nội dung thích hợp, tổ chức cho HS PH&GQVĐ thông qua việc xây dựng nên những “tình huống có vấn đề” từ đó bồi dưỡng cho HS NL PH & GQVĐ trong học tập và trong cuộc sống. Với các vấn đề liên quan đến ứng dụng của chất và vấn đề môi trường cần sử dụng PPDH thích hợp. Các nội dung học tập được xây dựng thành các đề tài, dự án nhỏ để HS nghiên cứu, đề xuất các cách GQVĐ một cách sáng tạo trên cơ sở hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ.

46

Trên cơ sở nội dung kiến thức cần truyền đạt, những kĩ năng cần rèn luyện, ta có thể tạo ra các tình huống trong học tập theo các cách sau:

+ Sử dụng những nội dung các kiến thức cần truyền đạt để xây dựng những bài tập nhận thức. Ví dụ: các câu hỏi tại sao, giải thích các hiện tượng trong thực tiễn, bài tập nhận biết....

+ Dùng các thí nghiệm hóa học, đưa ra các tình huống có vấn đề buộc HS phải

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề qua dạy học phần Hóa học phi kim 10 trung học phổ thông (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)