Đạt sự đồng thuận trên nguyên tắc:

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế ỔN ĐỊNH KỲ VỌNG TÀI KHÓA (Trang 28)

5. GIẢI PHÁP GIÚP TĂNG CƯỜNG TÌNH MINH BẠC H.

5.4 Đạt sự đồng thuận trên nguyên tắc:

Khi bộ nguyên tắc chung đã được chấp thuận, các cơ quan tài khóa có thể phát triển các nguyên tắc để quyết định việc chi tiêu và chương trình thuế phù hợp với nguyên tắc. Như đã thảo luận, nhiều quốc gia đã tiến hành ngay bước này mà không có bước thiết lập các nguyên tắc hướng dẫn ban đầu. Các quy định đảm bảm sự ổn định được áp dụng mà không kiểm tra xem liệu các quy định này có mâu thuẫn với các mục tiêu khác của chính sách tài khóa hay không. Không có một bộ quy tắc tài khóa duy nhất nào bảo đảm tính ổn định của chính sách. Tuy nhiên, gần như chắc chắn là nhiều quy định về tính ổn định sẽ ngăn cản các chính phủ theo đuổi các mục tiêu khác, ví dụ như chính sách chống khủng hoảng chu kỳ. Chính sách tài khóa thực chất là một vấn đề về trạng thái cân bằng và việc thiết kế chính sách tài khóa phải được tiếp cận từ quan điểm trạng thái cân bằng tổng thể của nền kinh tế.

Những nghiên cứu khoa học về chính sách tài khóa mới ở giai đoạn sơ khai. Những hậu quả mạnh mẽ của các cơ chế tài chính liên quan tới tài khóa chỉ mới được tìm hiểu. Những quy định về chính sách tài khóa tối ưu thường xung đột lớn với các chính sách thực tế đến mức rất khó để biết các quy định đó được thực hiện một cách nghiêm túc như thế nào. Các mô hình kinh tế lượng về hoạt động tài khóa vẫn còn cứng nhắc và cho tới nay có rất ít mô hình vi mô gắn kết chính sách tiền tệ với các chi tiết tài khóa đầy đủ nhằm giải quyết các vấn đề thực tế (Mặc dù Qũy tiền tệ quốc tế đã có những bước tiến với mô hình toàn cầu của mình). [Kumhof and Laxton (2008a,b)]. .

Những phát triển kinh tế vĩ mô toàn cầu gần đây đã làm rõ những thiếu sót của các mô hình hiện tại và công việc đang được tiến hành ở một vài ngân hàng trung ương nhằm giải quyết các thiếu sót này. Đáp án cho các câu hỏi cơ bản về chính sách tài khóa vẫn thiếu sự đồng thuận của giới khoa học. Có nhiều ví dụ về việc các chính sách tài khóa chống khủng hoảng chu kỳ có thể không có tác dụng thậm chí phản tác dụng [Eser, Leith, and Wren-Lewis (2009), hình 4, Gordon and Leeper (2005)], còn quan điểm cách thức thì cho rằng các yếu tổ ổn định tự động đang làm việc của chúng một cách yên lặng [Cohen and Follette (2000), Domenech and Andres (2005), Schmitt-Grohe và Uribe (2007), Andres, Domenech và Fatas (2009)].

Phần lớn các nhà kinh tế học cho rằng nợ chính phủ không bao gồm vốn tư nhân, nhưng kết luận này dựa trên các điều kiện như: nguồn cơ bản của quá trình mở rộng nợ, những điều chỉnh dự đoán trước trong tương lai nhằm tài trợ các khoản nợ và giả thiết về hoạt động chính sách tiền tệ [Leeper và Yang (2008), Davig và Leeper (2009)].

Ngược lại, hàng trăm bài viết đề cập tới các quy định đối với chính sách tiền tệ đã mang lại kết quả kinh tế tốt và nằm dưới dạng hàng loạt các bài diễn giải sai về mô hình. Công việc tương tự trong các mô hình gắn kết chính sách tài khóa và tiền tệ có thể bắt đầu tìm hiểu các quy định có tính khả thi dùng cho chính sách tài khóa nhằm đạt được kết quả tương thích với các nguyên tắc tài khóa. Các quy định tài khóa tối ưu rất phức tạp và phụ thuộc lớn vào mô hình. Liệu có các quy định hết sức đơn giản có thể tạo ra kết quả tương tự như của quy định tối ưu hay không? Các quy định tương đối đơn giản có thể được sử dụng như tiêu chuẩn để so sánh với hành vi chính sách thực tế giống như quy định của Talor (1993) được sử dụng trong phân tích chính sách tiền tệ.

Một cách tự nhiên, giống với chính sách tiền tệ, các cơ quan tài khóa nên cân nhắc các quy định rõ ràng về bản chất phụ thuộc vào nhà nước trong các quyết định của mình. Công chúng có thể dự đoán thuế tăng trong hoàn cảnh nào? Khi nào thì các hành động chống khủng hoảng chu kỳ theo ý muốn của chính phủ được thực hiện? Các yếu tố nào sẽ có trong gói hành động chống khủng hoảng chu kỳ? Trong các giai đoạn vay nợ, người dân có thể dự đoán các chính sách điều chỉnh nhằm ổn định nợ nhanh đến mức nào?

Một điều không thể tránh khỏi là các quy định tài khóa sẽ phức tạp hơn các quy định tiền tệ. Các quy định về tài khóa sẽ cần áp dụng cho một loạt các công cụ và xử lý hàng loạt các sự kiện ngẫu nhiên. Và tất nhiên các quyết định tài khóa cuối cùng sẽ được thực hiện trên vũ đài chính trị chứ không phải bởi một hoặc một nhóm nhỏ các nhà kỹ trị (chuyên gia). Nhưng nếu xã hội có thể chấp thuận các nguyên tắc tài khóa và các cơ quan tài khóa có thể đưa ra các quy định tương thích với những nguyên tắc này thì sẽ đạt được những bước tiến lớn về sự minh bạch và việc ổn định các kỳ vọng về tài khóa.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế ỔN ĐỊNH KỲ VỌNG TÀI KHÓA (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w