Giám sát độc lập:

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế ỔN ĐỊNH KỲ VỌNG TÀI KHÓA (Trang 26)

5. GIẢI PHÁP GIÚP TĂNG CƯỜNG TÌNH MINH BẠC H.

5.2Giám sát độc lập:

Học theo các đồng sự ở cơ quan tiền tệ, một số cơ quan tài chính tự thực hiện giám sát bên ngoài bằng việc thành lập Hội đồng chính sách tài chính. Thẩm quyền của Hội đồng sẽ khác biệt với các cơ quan tài chính độc lập ( như Bỉ) cho đến các cơ quan điều hành chính phủ lớn ở chỗ đưa ra các bản đánh giá về đề xuất tài chính (như Hà lan, Hoa kỳ) và các cơ quan “ hàn lâm” ở chỗ đánh giá liệu các mục tiêu tài chính của chính phủ có thể đạt được hay không ( Áo, Đan mạch, Thủy điển).

Kirsanova, Leith và Wren-Lewis (2006) đưa ra một đề nghị mang tính tổ chức dựa trên lý thuyết kinh tế. Họ lập luận rằng chính sách tài khóa tối ưu gắn với nợ được xem như là một thiết bị giảm sốc tốt hơn là các suất thuế. Để điều hòa sự bóp méo về thuế, nợ theo sau là ngẫu nhiên, ngụ ý rằng nợ mục tiêu tạo ra kết quả phụ tối ưu. Mặc dù họ thấy rằng các quy tắc tài khóa tối ưu thì đủ phức tạp để khó thực hiện trong thực tế.

Thay vì ủng hộ các nguyên tắc đó, Kirsanva, Leith và Wren-Lewis đề nghị Anh nên thành lập một Hội đồng tài chính mà có thể đề xuất những dự báo dài hạn hàng năm và đánh giá tính bền vững và tối ưu các kế hoạch của chính phủ. Hội đồng cũng có thể cung cấp những điều chỉnh thích hợp cho chính sách. Trong đề nghị của Kirsanva, Leith và Wren-Lwis, một hội đồng tài chính hoạt động như một đại diện cho một quy tắc chính sách tài khóa. Wyplosz (2005, 2008) lại có ý tưởng ủng hộ cho việc lập ra các Ủy ban chính sách tài chính độc lập sẽ hiệu lực hơn. Dựa theo mô hình của ngân hàng Trung ương, đề nghị của Wyplosz đối với nhiệm vụ của các ủy ban trong việc đạt được nợ mục tiêu và thẩm quyền để chỉ ra hoặc khuyến cáo các khoản thâm hụt.

Ngay cả những Hội đồng chính sách tài chính ‘linh hoạt’ được điều hành bởi các nhà kinh tế hàn lâm có thể góp phần nâng cao tính minh bạch tài chính bằng việc đưa ra các câu hỏi đúng về chính sách. Nếu các chính sách hiện nay là không bền vững thì các chính sách nào sẽ đưa ra các điều đúng? Những tác động kinh tế vĩ mô của các chính sách khác nhau mà làm ổn định nợ là gì? Tại sao chỉnh phủ lại ủng hộ một chính sách hơn những thứ khác? Phải chăng những chỉ thị của chính phủ về sự bền vững thì thích hợp hay quá khắt khe?

Thật là quan trọng cho Hội đồng để có một diễn đàn công khai. Ví dụ, tại Thụy điển, các chủ tịch của Hội đồng chính sách tài chính đã đưa ra các bằng chứng hàng năm trước Riksdag (quốc hội) và báo cáo của Hội đồng được sử dụng bởi các Riksdag để đánh giá chính sách của chính phủ [Hội đồng chính sách tài chính Thụy điển (2008,2009)]. Nếu Hội đồng cung cấp các đánh giá đáng tin cậy và độc lập mà nhận được sự quan tâm của công chúng thì chất lượng của cuộc tranh luận công khai của chính sách tài chính sẽ tăng cao hơn hiện tại.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế ỔN ĐỊNH KỲ VỌNG TÀI KHÓA (Trang 26)