Những dự báo mang tính khả thi (hiệu quả) hơn:

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế ỔN ĐỊNH KỲ VỌNG TÀI KHÓA (Trang 25)

5. GIẢI PHÁP GIÚP TĂNG CƯỜNG TÌNH MINH BẠC H.

5.1Những dự báo mang tính khả thi (hiệu quả) hơn:

Phần 5 lập luận rằng những dự báo dài hạn ở hình số 7 đến số 9 không thể phản ánh hết được kết quả thực tế. Vậy những dự báo ấy có hữu ích hay không? Một số cho rằng chúng hữu ích bởi vì họ đưa ra quan điểm rằng khi không có sự thay đổi đáng kể trong chính sách tài khóa, thì những chính sách đó không ổn định. Nhưng bản thân sự giám sát thì lại có hữu ích hữu hạn. Trước tiên, chúng ta quan sát kỹ các hình vẻ thể hiện tỷ lệ nợ trên GDP có thể đạt tới 500% trong 50 năm qua để biết được rằng chính sách hiện hành không thể tiếp tục duy trì..

Thứ hai, bởi vì những con số đưa ra một kịch bản không thể tồn tại, chúng không thể giúp gì cho việc hình thành kỳ vọng về các chính sách có thể thay đổi như thế nào. Thứ ba, quá trình đưa ra những dự báo như vậy thì không hoàn toàn chủ động, ‘chính sách hiện tại’ là một miêu tả không hoàn hảo về hành vi tài chính bởi vì nó bỏ qua một thực tế là ‘chính sách tương lai’ có thể, và chắc chắn sẽ không giống như vậy.

Các cơ quan tài chính có thể đưa ra những dự báo khả thi hơn hơn, dựa vào các phân tích kinh tế, mà kết quả, như là một vấn đề logic kinh tế, có thể xảy ra. Một yêu cầu tối thiểu trong số các

vấn đề là các dự báo đó phải đảm bảo duy trì được điều kiện cân bằng (IEC). Tất nhiên có nhiều cách giúp duy trì trạng thái cân bằng này. Sau đó những dự báo rõ ràng sẽ đưa ra được các giải pháp thuyết phục hơn và cho thấy viễn cảnh nền kinh tế vĩ mô tiến triển như thế nào theo từng giải pháp đã định. Ví dụ, thật là thú vị để báo cáo về hậu quả của các loại phương án tài chính cơ bản ở hình số 4. Điều này sẽ buộc các cuộc thảo luận chính sách tập trung vào vấn đề tài khóa liên quan đến kinh tế. Nó cũng có thể chỉ ra nhiều tranh luận tài khóa liên quan đến các luận điệu chính trị và không ủng hộ kinh tế.

Tuy nhiên, hình số 4 mô tả một loạt điều chỉnh có hạn bởi vì các mô hình kinh tế đằng sau con số này thừa nhận rằng bất kể những gì xãy ra với khoản nợ chính phủ trong ngắn hạn cuối cùng sẽ trở lại mức trung bình trong dài hạn. Các vấn đề khác cho biết các kết quả sẽ thay đổi như thế nào nếu nợ bị cố định ở mức độ cao hơn (hoặc thấp hơn) một cách thường xuyên.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế ỔN ĐỊNH KỲ VỌNG TÀI KHÓA (Trang 25)