Thực trạng hoạt động NHBL tại chi nhánh BIDV Tây Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng BIDV CNTây Hà Nội (Trang 35)

c) Hoạt động tín dụng

2.2.2. Thực trạng hoạt động NHBL tại chi nhánh BIDV Tây Hà Nộ

Cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu để phát triển dịch vụ NHBL tại chi nhánh.

•Cơ hội:

-Chi nhánh BIDV Tây Hà Nội hoạt động trên địa bàn thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước với tốc độ phát triển kinh tế liên tục và ổn định. Theo dự báo giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng GDP bình quân năm đạt 10,5%-11,5%. Cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch dần theo hướng tích cực tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp, cơ cấu ngành nghề của Thủ đô như sau: Dịch vụ - Công nghiệp, xây dựng – Nông nghiệp là 57,5% - 40,5% - 2% năm 2005 và 58%- 40,2%-1,8% năm 2010. Hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ cao.

-Nhu cầu của khách hàng về dịch vụ bán lẻ lớn:

Thứ nhất, Hà Nội là thành phố đông dân cư với mức thu nhập tương đối cao. Sau khi sát nhập tỉnh Hà Tây và một số vùng lân cận, dân số Hà Nội hiện nay đã hơn 6 triệu người, mức thu nhập đạt hơn 1,5 ngàn USD/năm và dự kiến đến năm 2010 đạt mức GDP bình quân đầu người 2,5-2,6 ngàn USD/năm. Đồng thời, dân cư có trình độ dân trí cao với tuổi bình quân trẻ dễ tiếp cận với công nghệ hiện đại và các dịch vụ ngân hàng mới.

Thứ hai, Hà Nội là điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Tổng lượng khách du lịch qua các năm không ngừng tăng cao Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội và sức ép thúc đẩy triển khai và phát triển dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cả khối khách hàng doanh nghiệp và khối khách hàng dân cư.

 Thách thức:

-Môi trường cạnh tranh gay gắt. Hiện tại, trên địa bàn HN có hơn 80 TCTD. Trong đó, một số NH đã tạo dựng được uy tín trên thị trường trong lĩnh vực dịch vụ như VCB (thanh toán quốc tế, thẻ), ACB, Techcombank (dịch vụ ngân hàng bán lẻ).

-Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ mở cửa cho phép các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập và được thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng, BIDV sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với các Ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm quản lý, công nghệ và dịch vụ hiện đại.

 Điểm mạnh:

-BIDV Tây Hà Nội được thừa hưởng uy tín của BIDV nói chung, uy tín này đã được khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế. Thể hiện trong các giao

dịch thanh toán quốc tế (phát hành L/C, phát hành bảo lãnh đối ứng…).

-BIDV Tây Hà Nội luôn tích cực, chủ động trong việc tiếp cận và triển khai các dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại.

-BIDV đã thực hiện chương trình hiện đại hoá, áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động, là điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại.

-Mạng lưới phân phối của BIDV Tây Hà Nội được phát triển theo hướng mở rộng đến các khu vực tập trung đông dân cư, trung tâm thương mại, cũng như tập trung phục vụ đối tượng khách hàng mục tiêu (trường học, khu công nghiệp) đã đáp ứng được nhu cầu cung cấp dịch vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân.

-Đội ngũ cán bộ trẻ, năng động có khả năng tiếp cận những nghiệp vụ ngân hàng mới, hiện đại.

 Điểm yếu

-Sản phẩm dịch vụ còn chưa thực sự đa dạng và có sức cạnh tranh với các sản phẩm của các ngân hàng trên địa bàn.

-Hình ảnh của BIDV Tây Hà Nội nói riêng và BIDV nói chung chưa được quảng bá sâu rộng đến các tầng lớp dân cư.

-Cơ chế chưa thực sự linh hoạt nên ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế. Cụ thể: chưa triển khai mạnh hoạt động phát hành LC đảm bảo bằng lô hàng nhập…

Đánh giá đối thủ cạnh tranh:

Nhìn chung khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài, khối NHTM CP đã năng động, linh hoạt trong triển khai các sản phẩm dịch vụ, đón bắt và đáp ứng được nhu cầu, tâm lý của khách hàng. Trong năm 2009, hoạt động dịch vụ của các NH trên địa bàn Hà Nội trên các sản phẩm dịch vụ phát triển:

 Dịch vụ thanh toán:

- Dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại:

Về uy tín trên thị trường, các ngân hàng thương mại quốc doanh (VCB, BIDV, ICB, Agribank) đều là các ngân hàng có uy tín trong hoạt động thanh toán đối với các đối tác nước ngoài. VCB là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống Ngân hàng Việt nam được phép hoạt động thanh toán quốc tế, chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường có thói quen sử dụng dịch vụ này của VCB. Tuy nhiên, thị phần hoạt động thanh toán quốc tế của VCB có xu hướng giảm do hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng quốc doanh khác, cũng như ngân hàng cổ phần đang ngày càng phát triển và cũng đã khẳng định được uy tín của mình trên thị trường.

Các NHTM CP cũng đang dần xây dựng được uy tín đối với các đối tác nước ngoài, đồng thời phát huy được tính năng động, linh hoạt để thu hút được khách hàng doanh nghiệp. Khối ngân hàng này có chính sách tài trợ thương mại linh hoạt, phát hành LC với yêu cầu ký quỹ khoảng 30% trị giá L/C, phần còn lại đảm bảo bằng chính lô hàng nhập. Hiện nay, VCB cũng đang áp dụng hình thức đảm bảo này và được khách hàng đánh giá cao.

Các NH nước ngoài, có thế mạnh về công nghệ và mạng lưới chi nhánh trên toàn cầu nên cũng nổi trội trong sản phẩm này. Tuy nhiên, thị phần hoạt động thanh toán quốc tế của khối NH này chưa lớn do họ chọn lọc đối tượng khách hàng phục vụ, chủ yếu là các khách hàng tốt, hoạt động rất hiệu quả.

Các ngân hàng nước ngoài và các NHCP đã phát triển sản phẩm bao thanh toán tài trợ cho các doanh nghiệp như Citibank, ACB, Techcombank, Sacombank… Hiện tại, sản phẩm bao thanh toán mới triển khai đối với các hợp đồng thương mại trong nước. Tuy nhiên, các NH này đang có xu hướng triển khai bao thanh toán quốc tế, đặc biệt là khối các ngân hàng nước ngoài với kinh nghiệm, công nghệ và hệ thống chi nhánh toàn cầu.

- Dịch vụ thanh toán trong nước:

Khối NHQD với mạng lưới Chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc vẫn có ưu thế và được khách hàng tin tưởng trong hoạt động thanh toán trong nước. Khối Chi nhánh NH nước ngoài và ngân hàng liên doanh biết phối hợp cùng các NHTM QD khai thác được lợi thế về mạng lưới của các ngân hàng quốc doanh trong việc cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước đối với khách hàng, ví dụ như trường hợp Citibank phối kết hợp cùng với BIDV.

 Dịch vụ bảo lãnh

Các ngân hàng thương mại quốc doanh có thế mạnh so với các ngân hàng thương mại cổ phần trong việc cung ứng các dịch vụ này. Có thể đánh giá BIDV là ngân hàng có thế mạnh và uy tín trong việc cấp các loại bảo lãnh.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Các NHTM CP, các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hoạt động hiệu quả trên lĩnh vực này. Các NH này không chỉ kinh doanh ngoại tệ phục vụ khách hàng mà còn trực tiếp kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng trong nước và trên thị trường nước ngoài với các sản phẩm đa dạng: đa dạng về loại ngoại tệ kinh doanh, loại sản phẩm kinh doanh như kỳ hạn, tương lai, quyền chọn…. Vì vậy, tỷ trọng thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NH này trong tổng thu nhập là cao. Đồng thời, tại các ngân hàng này, hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng hỗ trợ rất lớn cho hoạt động thanh toán quốc tế.

Về khối NHTM QD, VCB với ưu thế về hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt là thị phần thanh toán hàng xuất cao đã có được nguồn ngoại tệ dồi dào từ các doanh nghiệp hàng xuất. Vì vậy, doanh số của hoạt động kinh doanh ngoại tệ cao, đáp ứng được nhu cầu khách hàng có hoạt động thanh toán hàng nhập.

Dịch vụ thẻ:

Trong lĩnh vực hoạt động thẻ có thể thấy nổi trội lên là các Ngân hàng VCB, ACB, Techcombank, Ngân hàng Đông Á.

Về phát hành thẻ, các ngân hàng này phát hành đa dạng các loại hình thẻ đáp ứng đa dạng các nhu cầu của khách hàng: thẻ ghi nợ nội địa và quốc tế, thẻ tín dụng nội địa và quốc tế, …Ví dụ, VCB có thẻ ghi nợ nội địa Connect24, thẻ ghi nợ quốc tế MTV, thẻ tín dụng nội địa VCB, thẻ tín dụng quốc tế Visa, Master, American Express; ACB có thẻ ghi nợ ACB e.Card, thẻ Citimart được thấu chi tài khoản, thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Debit/ MasterCard Dynamic, Thẻ ACB MasterCard Electronic/Visa Electron, thẻ tín dụng nội địa ACB card, thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard và ACB-Visa;

Về thanh toán thẻ, số lượng, loại hình thẻ được chấp nhận ứng tiền mặt tại quầy, rút tiền mặt tại máy ATM và chấp nhận thanh toán tại các điểm POS của các ngân hàng này cũng rất đa dạng, bao gồm JCB, American Express, Visa, Master, Mestro, Cirus, Dinner Club, …

Về dịch vụ hỗ trợ công tác phát hành thẻ, bên cạnh chiến lược đa dạng hoá sản phẩm thẻ cung ứng, các ngân hàng cũng triển khai các hoạt động bổ trợ công tác phát hành thẻ rất hấp dẫn và linh hoạt. Chẳng hạn, các chương trình khuyến mại bằng hiện vật cho các khách hàng đăng ký làm thẻ tại ngân hàng, chương trình giảm giá mua hàng tại các đơn vị chấp nhận thẻ (POS)…

Là chi nhánh cấp 2 thuộc hệ thống NH ĐT&PT VN, nhiệm vụ cũng như sự phát triển của chi nhánh Tây Hà Nội không tách rời sự phát triển và nhiệm vụ chung của hệ thống cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế của thủ đô.

Hội nhập, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng quyết liệt, ngay từ khi thành lập chi nhánh hoạt động theo mô hình NHBL hiện đại hướng tới các thông lệ và chuẩn mực quốc tế đó là đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ NH trên nền tảng công nghệ ngân hàng tiên tiến, phục vụ đa dạng nhu cầu của các thành phần kinh tế góp phần tăng doanh thu dịch vụ với tốc độ cao.

2.2.2.1. Dịch vụ huy động vốn

Hoạt động huy động vốn được coi là một trong những hoạt động an trọng của bất kỳ một ngân hàng nào. Đặc biệt, nguồn vốn huy động từ dân cư cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Trong những năm vừa qua, BIDV Tây Hà Nội không ngừng phát huy các sản phẩm đã có mà còn đưa ra những loại hình sản phẩm mới để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn sao cho phù hợp với yêu cầu của mình. Ví dụ như, đối với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm truyền thống (tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ, tiền gửi tiết kiệm VNĐ) Ngân hàng đã luôn luôn thay đổi lãi suất, đa dạng về kỳ hạn, giá phí cạnh tranh…Ngoài ra, Ngân hàng còn đưa ra các sản phẩm gắn với cơ cấu giải thưởng hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng gửi tiền. Chi nhánh đã cải thiện chênh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động nhằm đảm bảo sự an toàn vốn và góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.Kết quả huy động vốn từ khu vực dân cư đạt được như sau:

Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn từ dân cư tại BIDV Tây Hà Nội giai đoạn 2008-2010 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 TH TH % tăng so với năm trước TH % tăng so với năm trước

Huy động vốn từ dân cư 37 424 1.045 759 79

Phân theo kỳ hạn dân cư: +Kỳ hạn < 12 tháng +Kỳ hạn ≥12 tháng 30 7 354 70 579 180

Qua bảng ta thấy, tổng nguồn vốn huy động năm sau đều tăng so với năm trước, trong giai đoạn từ năm 2008-2010 vốn huy động tăng bình quân tương đối cao.

+Dịch vụ tiền gửi thanh toán cá nhân

Sản phẩm tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân là sản phẩm có nhiều tiện ích dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng, công nghệ thông tin hiện đại và hệ thống các sản phẩm dịch vụ đi kèm.BIDV Tây Hà Nội cũng chú trọng phát triển sản phẩm này tới khách hàng thông qua một loạt sản phẩm dịch vụ tiện ích đi kèm như:sử dụng để phát hành thẻ ATM, thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng cá nhân và các kênh phân phối điện tử khác như Home banking, Phone banking…

+ Tiền gửi tiết kiệm: Huy động từ nguồn tiết kiệm dân cư là một sản phẩm truyền thống và quan trọng với tất cả các NHTM trong hoạt động huy động vốn. BIDV Tây Hà Nội hiện nhận tiền gửi dân cư bằng các loại tiền VND,USD, EUR. Sản phẩm chủ yếu trong huy động vốn cá nhân là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ,với thủ tục đơn giản, thuận tiện, lãi suất hấp dẫn với các kỳ hạn phong phú. Tiền gửi của khách hàng được BIDV Tây Hà Nội đảm bảo an toàn, bí mật, được mua bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tiền gửi, không thu phí khi khách hàng gửi tiền và rút tiền. Khách hàng gửi bằng loại tiền nào sẽ được rút ra bằng loại tiền đó.

BIDV Tây Hà Nội cung cấp các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có thời hạn từ 1 đến 60 tháng.Trong đó sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn còn được chia thành những sản phẩm cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng gửi tiền như: tiền gửi lãi suất bậc thang, rút tiền linh hoạt, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm ổ trứng vàng…

2.2.2.2. Dịch vụ tín dụng bán lẻ

BIDV Tây Hà Nội hiện đang triển khai các sản phẩm tín dụng bán lẻ như:

• Sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên

• Sản phẩm cho vay bất động sản

• Sản phẩm cho vay mua ô tô

• Sản phẩm thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Tây Hà Nội giai đoạn 2008-2010

Đơn vị:tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1.Tổng dư nợ vay 288 1.156 1.403

2. Dư nợ cho vay doanh nghiệp 285 1.089 1.304

3.Dư nợ cho vay bán lẻ 3 67 99

(Phòng kế hoạch Tổng hợp –BIDV Tây Hà Nội)

g. Dư nợ bán lẻ. Năm 2010 dư nợ bán lẻ tăng so với năm 2008 với số tăng tuyệt đối là 96 tỷ. Năm 2010 tăng so với 2009 là 32 tỷ đồng và bằng 147%, chiếm 7% tổng dư nợ.

Tình hình thực hiện các sản phẩm cụ thể như sau:

• Cho vay DNVVN

Trước đây khi các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa được triển khai rộng rãi thì thu nhập từ cho vay DNVVN chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập, hiện nay khi các sản phẩm hiện đại được triển khai thì tỷ trọng cho vay DNVVN giảm đi nhưng sản phẩm này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh.

Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở

Sản phẩm này cho vay để mua nhà đất ở, xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà ở và mua sắm trang trí nội thất nhà ở phục vụ nhu cầu đời sống (không phục vụ mục đích kinh doanh). Đối tượng hướng đến là nhóm khách hàng có nhu cầu về nhà ở nhưng khả năng tài chính mới đáp ứng được tối thiểu là 20% nhu cầu. Theo đánh giá của các chuyên gia, đối với cho vay bất động sản, hoạt động cho vay bất động sản của Hà Nội tương đối ổn định, một phần là do dư nợ của các ngân hàng tại Hà Nội từ trước đến nay ở mức khá thấp, thị trường bất động sản của Hà Nội không có những thời điểm tăng trưởng quá ‘nóng’, tình trạng đầu cơ bất động sản cũng không sôi động như thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh vẫn tập trung đẩy mạnh cho vay bán lẻ trong lĩnh vực bất động sản.

• Sản phẩm cho vay CBCNV

Sản phẩm này cho vay đối với khách hàng là CBCNV nhằm phát triển kinh tế phụ

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng BIDV CNTây Hà Nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w