c) Hoạt động tín dụng
2.2.1. Thực trạng hoạt động NHBL tại BID
Tạp chí Stephen Timewell gần đây đã đưa ra nhận định “xu hướng ngày nay cho thấy, ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ NHBL cho một khối lượng khổng lồ dân cư đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nước có nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ trong tương lai”. Điều này đặc biệt đúng ở thị trường VN trong giai đoạn hiện nay. Một trong những điều kiện cơ bản nhất cho sự phát triển dịch vụ tài chính nói chung, dịch vụ ngân hàng nói riêng là sự ổn định của nền kinh tế quốc gia.
BIDV là NHTM NN có bề dày lâu đời nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam.Qua chặng đường 53 năm xây dựng và trưởng thành, từ một ngân hàng chuyên ngành, đến nay BIDV đã trở thành NHTM Nhà nước hàng đầu Việt Nam, hoạt động theo mô hình tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt với tính hệ thống thống nhất cao.
Trong những năm gần đây ,nhận thức rõ những lợi thế của thị trường dịch vụ NHBL còn đang rất giàu tiềm năng, BIDV đã tập trung xây dựng kế hoạch ,chiến lược phát triển NHBL và là ngân hàng tiên phong trong hệ thống các ngân hàng quốc doanh đầu tư cho lĩnh vực này.
Quá trình triển khai và hoạt động dịch vụ NHBL tại BIDV:
Bên cạnh việc thực hiện chiến lược dịch vụ ngân hàng bán buôn, chiến lược dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng được BIDV chú trọng, BIDV đã triển khai các kênh phân phối hiện đại như ATM, POS, InternetBanking, PhoneBanking với sản phẩm tiêu biểu như BSMS, HomeBanking, các sản phẩm huy động vốn đa dạng, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến và dịch vụ chuyển tiền kiều hối. Việc triển khai các nhóm sản phẩm dựa trên nền tảng ngân hàng hiện đại (E-banking) là điều kiện căn bản để BIDV hướng mạnh đến thị trường ngân hàng bán lẻ trong thời gian tới.Hoạt động kinh doanh thẻ đã có sự tăng trưởng nhanh chóng. Sản phẩm thẻ Power ra đời với tính năng thấu chi là một điểm khác biệt, mới lạ so với các sản phẩm thẻ trên thị trường Việt Nam, đem lại sự thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán, tiêu dùng. Năm 2007, BIDV hoàn thành kết nối thẻ VISA, tính đến 31/12/2007, đã thực hiện được 27.654 lần giao dịch với tổng trị giá là 28,2 tỷ đồng và số phí thu được trong hoạt động này là 791 triệu đồng. Tiếp theo là BIDV chính thức ký thoả thuận hợp tác với G7 Mart, trong đó thoả thuận về việc phát hàng thẻ liên kết BIDV-G7 vào đầu năm 2007 dẫn đến sự ra đời hàng loạt thẻ liên kết đầu tiên của BIDV.
Với định hướng phát triển thành một ngân hàng bán lẻ, trong năm qua danh mục các sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV đã liên tục được bổ sung. Tỷ trọng tín dụng bán lẻ tăng từ mức 10,12% năm 2008 lên 13,14% năm 2009 với số dư 17.399 tỷ đồng. Với định hướng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong thời gian qua BIDV cũng đã thiết lập và tạo dựng mối quan hệ với các công ty, Tập đoàn kinh tế như : Tập đoàn Vĩnh Phúc, Tập đoàn Khải Vy, Công Ty Bitexco, Công ty EuroWindow, Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Vinpearl, Công ty cổ phần Vincom...
Ở dịch vụ tiền gửi, các chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi có thưởng hoặc cách tính lãi suất linh hoạt (lãi suất bậc thang, lãi suất định kỳ) được thiết kế cho phép khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu, tạo sức hấp dẫn đối với các sản phẩm truyền thống.
Đối với hoạt động cho vay, từ những hoạt động cho vay cá nhân nhỏ lẻ ban đầu, trải qua thời gian, các sản phẩm cho vay từng bước được chuẩn hoá thành nhóm sản phẩm cho từng phân đoạn khách hàng, cụ thể: cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay mua nhà dự án, cho vay mua ô tô.
Thanh toán hoá đơn cũng là một dịch vụ liên kết mà BIDV chú trọng phát triển. Đến nay đã có khoảng 2400 khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán EVN thông qua BIDV với doanh số khoảng 1,4 tỷ đồng/tháng. Việc triển khai thành
công các sản phẩm dịch vụ ngân hàng liên kết giữa BIDV với các tổ chức tài chính khác như WU (với WU), Bancassurance (với AIAV), Viettel, G7, EVN thành phố Hồ Chí Minh…mở ra cơ hội mới trong việc hợp tác kinh doanh trong thời gian tới.
BIDV cũng đồng loạt triển khai các chương trình, kênh phân phối mới nhằm nâng cao tính hấp dẫn của dịch vụ thanh toán như chương trình thanh toán song phương kết nối hệ thống SIBS, chương trình xử lý và hạch toán kết quả bù trừ tiền mua bán chứng khoán, kết nối tự động với chương trình thanh toán của VCB (VCB Money), các chương trình phụ trợ xử lý điện chuyển tiền sang hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS)
Trong định hướng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008-2012, BIDV đã xây dựng cho mình lộ trình phát triển dịch vụ khá tăng trưởng, đó là xây dựng hình ảnh BIDV như một trong những ngân hàng cung cấp dịch vụ kinh doanh thẻ hàng đầu tại Việt Nam, phát hành 150.000 thẻ tín dụng và 5 triệu thẻ ghi nợ nội địa, chiếm 13% thị phần chủ thẻ toàn thị trường. Đồng thời cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng như: dịch vụ top-up trên ATM/POS và điện thoại di động, dịch vụ thanh toán hoá đơn, dịch vụ thanh toán chứng khoán và bảo hiểm.
Tất cả các thành tựu kể trên trong hoạt động kinh doanh dịch vụ NHBL của BIDV được xem là định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo BIDV có tầm nhìn chiến lược về NHBL, đội ngũ cán bộ tâm huyết với việc phát triển dịch vụ NHBL và đưa dịch vụ CNTT vào hoạt động của ngân hàng.
Tuy nhiên các đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh và đặc biệt là sự tham gia vào thị trường NHBL của các ngân hàng nước ngoài, mặc dù mật độ dân số trẻ nhiều, mức độ thâm nhập vào dịch vụ công nghệ của ngân hàng chưa cao nhưng với mức độ cạnh tranh gay gắt hiện nay, BIDV cần có những định hướng đúng đắn không những đầu tư về công nghệ mà còn đầu tư về nguồn nhân lực một cách bài bản để phát triển hơn nữa, tận dụng và tạo ra các yếu tố thành công mới trong hoạt động kinh doanh của mình.