Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng BDIV Tây Hà Nội (Trang 45)

Ban giám đốc

2.4.3Nguyên nhân

a) Nguyên nhân từ phía khách hàng

Nguyên nhân từ phía khách hàng chiếm phần lớn các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Thứ nhất, nền khách hàng chưa đa dạng, bền vững. Dư nợ và hoạt động cung ứng các dịch vụ của chi nhánh tập trung vào một số khách hàng lớn như FPT hoặc một nhóm khách hàng như Tập đoàn Hòa Phát hoặc một số ngành như ngành thép (trên 30%) tổng dư nợ của chi nhánh. Khi có biến động trong quan hệ hoặc hoạt động của các khách hàng này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến dư nợ cũng như thu phí dịch vụ của chi nhánh.

Thứ hai, các doanh nghiệp khi muốn vay ngân hàng thường tạo cho mình những báo cáo tài chính rất đẹp và thiếu tính trung thực, thường chỉ mang nặng về hình thức, cán bộ tín dụng thì lại tìm hiểu, phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng dựa trên báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Có trường hợp số vốn điều lệ ghi trong điều lệ công ty của họ lại ít hơn rất nhiều số vốn thực tế kinh doanh, trong khi trình độ và kinh nghiệm của nhóm khách hàng này còn hạn chế. Chính điều đó làm gia tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Vì vậy, hiện nay chi nhánh và các ngân hàng thường coi trọng tài sản bảo đảm hơn hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng xin vay.

Ngoài ra, có trường hợp khách hàng chủ động xây dựng phương án kinh doanh rất hiệu quả để đi vay ngân hàng nhưng khi vay được vốn lại sử dụng vào mục đích khác.

b) Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Để xảy ra rủi ro trong hoạt động tín dụng là điều mà không một ngân hàng nào muốn nhưng trong quá trình tác nghiệp chi nhánh vẫn còn một số tồn tại là nguyên nhân gây ra rủi ro làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Nguyên nhân đầu tiên là do khối lượng công việc của một cán bộ tín dụng phải đảm nhận là khá nặng nề. Họ phải quản lý nhiều khách hàng và theo dõi nhiều khoản vay, đồng thời phải chịu trách nhiệm trực tiếp về khoản vay đó làm cho áp lực công việc tăng lên dẫn đến sai sót. Hoặc cũng có thể do cán bộ tín dụng đánh giá, phân tích thông tin chưa sâu, xử lý thông tin chưa triệt để nên đôi khi đánh giá phương án kinh doanh không chính xác.

Một nguyên nhân nữa là do công tác hoàn thiện hồ sơ, kiểm tra sau chưa tốt: việc phối hợp giữa các bộ phận như quan hệ khách hàng, quản trị tín dụng, quản lý rủi ro chưa thực sự hiệu quả. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay chưa kịp thời, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu.

c) Nguyên nhân từ phía môi trường kinh doanh

Cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2009, kéo dài sang năm 2010 đã gây những ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế vĩ mô nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giảm thấp, sức cầu giảm dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Tăng trưởng tín dụng tăng cao do các doanh nghiệp muốn vay vốn để hưởng hỗ trợ lãi suất, trong khi nguồn vốn huy

động tăng trưởng thấp tạo ra áp lực rất lớn về vốn cho các ngân hàng. Chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra ngày càng giảm do lãi suất cho vay được khống chế bởi lãi suất cơ bản trong khi lãi suất huy động không ngừng tăng. Căng thẳng về ngoại tệ khiến tỷ giá biến động khó lường cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Chất lượng tín dụng có chiếu hướng suy giảm do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mặt khác, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng hiện nay, các doanh nghiệp lớn, uy tín như FPT, Hòa Phát rất nhanh nhạy trong việc triệt để tận dụng, khai thác thế mạnh, ưu đãi của các ngân hàng khác dành cho họ như lãi suất ưu đãi hơn, tỷ giá, nguồn ngoại tệ… Do đó, việc tập trung thu hút hoạt động của các khách hàng này về chi nhánh thường xuyên gặp khó khăn, lợi nhuận thu được từ khách hàng cũng giảm đáng kể.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng BDIV Tây Hà Nội (Trang 45)