Công tác huy động vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng BDIV Tây Hà Nội (Trang 34)

Ban giám đốc

2.2.1. Công tác huy động vốn.

Thực hiện phương châm "huy động tiền gửi để cho vay", ngân hàng đầu tư - phát triển Hà nội đã luôn coi trọng công tác huy động vốn và coi nguồn vốn là yếu tố đầu tiên của quá trình kinh doanh, quyết định sự tồn tại của ngân hàng. Với nguồn vốn có cơ cấu hợp lý, chi phí hoạt động thấp sẽ là cơ sở để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Khi nói đến công tác huy động vốn của ngân hàng đầu tư phát triển Hà nội, chúng ta có thể thấy được kết quả của việc huy động vốn như sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của

Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Tây Hà Nội

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Nguồn vốn huy động 4.559.986 5.882.721 7.048.924

Tiền gửi của tổ chức 2.896.838 3.895.979 5.102.837

Tiền gửi tiết kiệm 1.284.045 1.546.280 1.770.115

Kỳ phiếu, trái phiếu 379.103 440.462 185.972

(Nguồn: Bảng số liệu thống kê về tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Hà Nội từ 2008 đến 2010)

- Với mạng lưới rộng khắp trong thành phố, cùng phong cách giao tiếp văn minh lịch sự của đội ngũ cán bộ nhân viên đã chiếm được lòng tin của khách hàng thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Năm 2009, ngân hàng đã đạt nguồn vốn huy động là 5.882.721 triệu đồng, tăng 1.322.735 triệu đồng, vượt 29% so với năm 2008.

Đến năm 2010, ngân hàng đã đạt nguồn vốn huy động là 7.048.924 triệu đồng, tăng 1.166.203 triệu đồng, vượt 19.8% so với năm 2009.

Có thể thấy rằng trong những năm qua chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Tây Hà Nội đã đẩy mạnh công tác huy động vốn và đạt được mức tăng trưởng khá lớn, tạo điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh hiệu quả. Trong đó:

- Tiền gửi của dân cư:

+ Năm 2008 lượng tiền gửi của dân cư là 1.284.045 triệu đồng chiếm 28,1% tổng nguồn vốn huy động.

+ Năm 2009 lượng tiền gửi của dân cư lên tới 1.546.280 triệu đồng hơn 262.235 triệu đồng so với năm 2008, chiếm 26,3% tổng nguồn vốn.

Sang năm 2010 lượng tiền gửi dân cư tiếp tục tăng lên tới 1.770.115 triệu đồng, hơn 223.835 triệu đồng so với 2009, chiếm 25,1% tổng nguồn vốn.

- Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế.

Bên cạnh việc huy động vốn trong dân cư, chi nhánh đã chú trọng đến việc thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế khác.

Năm 2008, lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế là 2.896.838 triệu đồng, chiếm 63,5% tổng nguồn vốn huy động. Đến 2009 lượng tiền này tiếp tục tăng lên đến 3.895.979 triệu đồng, cao hơn so với 2008 là 999.141 triệu đồng. Năm 2010 lượng tiền gửi là: 5.102.837 triệu đồng cao hơn so với 2009 là 1.206.858 triệu đồng.

- Tiền huy động bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá:

Năm 2008, lượng tiền huy động được bằng phương thức phát hành giấy tờ có giá là 379.103 triệu đồng, chiếm 8,3% tổng nguồn vốn huy động. Đến 2009 lượng tiền này tiếp tục tăng lên đến 440.462 triệu đồng, cao hơn so với 2008 là 61.359 triệu đồng. Tuy nhiên năm 2010 lượng tiền huy động giảm xuống còn: 175.972 triệu đồng.

Như vậy, đối với bất kỳ một ngân hàng nào, thì kinh doanh tiền tệ quan trọng hơn bao giờ hết. Nguồn vốn ở đây vừa có tính chất tiền tệ lại vừa có tính chất quyết định cho sự tăng trưởng của các ngân hàng. Vì vậy, để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất thì việc bảo toàn và tăng vốn là 1 yêu cầu không thể thiếu.

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy rằng sự tăng trưởng hàng năm về nguồn vốn không chỉ là kết quả của phong cách phục vụ văn minh, lịch sự, tận tình chu đáo mà còn ngày một khẳng định uy tín và vị thế của ngân hàng trên thị trường. Từ đó tạo điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng BDIV Tây Hà Nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w