Nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay tại HDBank (Trang 37)

tín dụng

Con người là nhân tố quyết định hiệu quả của hoạt động NH. Do vậy, công tác đào tạo cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp và có tinh thần trách nhiệm tốt đối với công việc là một mục tiêu hàng đầu của Chi nhánh để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH.

Kinh doanh lĩnh vực NH trong điều kiện kinh tế thị trường đòi hỏi cán bộ tín dụng không những phải chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải am hiểu về kiến thực hoạt động xã hội, có đủ khả năng để tư vấn về kinh tế kỹ thuật cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án kinh doanh có hiệu quả, tạo cơ hội cho NH nâng cao chất lượng tín dụng, muốn vậy mỗi cán bộ tín dụng phải:

- Xác định rõ mục tiêu dự án sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, quy hoạch của địa bàn hoạt động.

- Nắm vững và hiểu được căn cứ để xây dựng và thẩm định dự án, định giá tài sản.

- Xác định được tổng nhu cầu vốn của dự án, số vốn NH cho vay, tính doanh thu, chi phí sản xuất kinh doanh, lợi nhuận….

Với NH, em có kiến nghi giải pháp sau:

- Bổ sung thêm đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực, nhiệt tình, hăng hái bên cạnh các cán bộ có kinh nghiệm lâu năm, điều này đòi hỏi công tác tuyển người

trong chi nhánh cần nghiêm túc hơn nữa để có được các cán bộ có năng lực thật sự.

- Đối với cán bộ tín dụng phải giao nhiệm vụ cụ thể, phân định quyền hạn và trách nhiệm của từng cán bộ rõ ràng. Công việc của cán bộ tín dụng đòi hỏi rất cao không chỉ về kiến thức chuyên môn mà cả về trách nhiệm rất nặng nề, nên quyền lợi của họ cần được quan tâm thích đáng, Chi nhánh cần có chính sách thưởng phạt nghiêm minh đặc biệt với các trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp, để tạo động lực làm việc có trách nhiệm cho các cán bộ tín dụng.

- Không nên quá cứng nhắc trong việc khoán doanh số, GĐ Chi nhánh, các trưởng – phó phòng trong quá trình làm việc cần có cách nhìn nhận đánh giá với nhân viên của mình để có định hướng công việc phù hợp, nếu một mực áp chỉ tiêu sẽ dẫn tới tình trạng, cán bộ tín dụng vì muốn đạt chỉ tiêu đặt ra mà chấp nhận các khoản tín dụng nhiều rủi ro.

3.2.4: Kiến nghị với Chính quyên địa phương và Nhà nước

- Để đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh của NH thì không chỉ có cố gắng nỗ lực của NH mà cần có sự nỗ lực của NH mà cần có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước. Do vậy, nhà nước cần có chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp mới đi vào sản xuất. Chính quyền địa phương cần có chính sách khuyến khích chế biến và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm địa phương nhằm tạo doanh thu trả nợ vốn vay NH đã đầu tư, tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng.

- Đề nghị chính quyền địa phương sớm cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho các hộ sản xuất, kinh doanh tạo thuận lợi cho khách hàng có đủ điều kiện vay vốn NH.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, vượt lên trên tất cả những khó khăn thử thách của nền kinh tế. Chi nhánh HDBank Hoàn Kiếm đã có những tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Chi nhánh còn một số hạn chế nhất định. Để vững bước phát triển trong những năm tới, Chi nhánh cần khắc phục những khiếm khuyết của mình bằng cách phát huy những điểm mạnh, tìm tòi, sáng tạo những điều mới. Đồng thời Chi nhánh phải luôn chú trọng hiệu quả tín dụng, coi trọng việc quản lý chất lượng tín dụng, và rủi ro tín dụng của NH, coi đó như mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững của mình. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp có liên quan để tạo ra một hành lang vững chắc cho Ngân hàng phát huy chất lượng, hiệu quả.

Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh Hoàn Kiếm, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị trong chi nhánh, em đã hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp. Do điều kiện về thời gian, kinh nghiệm nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm góp ý của các anh chị trong chi nhánh, đặc biệt sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s: Đỗ Quốc Bình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Thu Hà ( 2009), Đại học Kinh tế quốc dân, Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb. Giao thông vận tải.

2. Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà tp. Hồ Chí Minh, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán năm 2009,2010,2011 và nhiều tài liệu khác.

3.Tiền tệ, tín dụng, ngân hàng - Nhà xuất bản thống kê

4.Giáo trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh – Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

5. Website http://www.vneconomy.com.vn 6. Website http://www.google.com.vn

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay tại HDBank (Trang 37)