Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay tại HDBank (Trang 31)

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các hợp đồng tín dụng:

Trong việc phân tích này, Chi nhánh phải phân tích tính khả thi của một dự án, bên cạnh đó phải thẩm định được tư cách pháp lý của dự án:

 Thẩm định tư cách pháp lý của dự án, dự án phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt đặc biệt là về kỹ thuật công nghệ, kiểm tra tư cách pháp nhân của doanh nghiệp. Mục đích đầu tư của dự án phải phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà cấp có thẩm quyền cho phép.

 Phân tích tính khả thi của dự án:

+ Khả năng đáp ứng về vốn của dự án, điều này bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng triệt để các tiềm năng của mình. Ngân hàng tính toán dư nợ tài sản cầm cố tài sản cho doanh nghiệp, tránh trường hợp cấp thừa, lãng phí, giảm hiệu suất sử dụng vốn.

+ Giá thành của sản phẩm: đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó phản ánh toàn mặt hoạt động của doanh nghiệp.

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm: đây là yếu tố quan trọng, chỉ khi tiêu thụ được sản phẩm thì DN mới có khả năng trả nợ cho NH.

 Từ việc phân tích các chỉ tiêu trên giúp NH có các cơ sở để ra quyết định đúng đắn nhất, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro: đề xuất trong thời gian tới chính thức đưa hệ thống Kondor+ vào vận hành trong công tác quản trị rủi ro. Qua thời gian 6 tháng cuối năm 2011 thử nghiệm hệ thống nhận thấy rất nhiều ưu điểm:

Kondor+ được đánh giá là một hệ thống quản trị rủi ro toàn diện, có tầm nhìn tổng quan về các danh mục tài sản, cũng như đánh giá các nhân tố rủi ro cho từng loại tài sản nói riêng và toàn bộ danh mục tài sản nói chung. Hệ thống này giúp người dùng xác định được tiến trình công việc, toàn quyền tự thiết lập các tham số thỏa mãn yêu cầu quản trị; có khả năng tăng hiệu năng sử dụng, trợ giúp việc xử lý thông suốt và báo cáo; điều chỉnh sự phù hợp, củng cố tất cả các

giao dịch vào trong một hệ thống duy nhất.

Kondor+ cũng cho phép người dùng quản lý hạn mức tới từng giao dịch và đối tác một cách tập trung, giảm thiểu rủi ro hoạt động, tăng năng suất lao động, đồng thời đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách chi tiết. Hệ thống Kondor+ còn giúp người dùng đánh giá được các trạng thái ngoại tệ theo thời gian thực, quản trị các hạn mức giao dịch tự động trên hệ thống.

Bên cạnh đó, Kondor+ cũng cho phép ngân hàng có được các cảnh báo rủi ro, từ đó đưa ra các quyết định thức thời với từng giao dịch, đảm bảo sự an toàn. Nhờ hệ thống này, ngân hàng có thể xây dựng được mô hình giao dịch tại khối thị trường tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Thực hiện đầy đủ các quy trình tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, làm cơ sở cho việc phân định quyền và trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng.

Quy trình tín dụng bao gồm các bước: 1- Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

2- Phân tích tín dụng 3- Ra quyết định tín dụng 4- Giải ngân

5- Giám sát tín dụng

6- Thanh lý hợp đồng tín dụng

- Đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng: ngoài việc xem xét, đánh giá kết quả tài chính, vốn tự có của khách hàng, NH cần xem xét khả năng thanh toán, cụ thể là các khoản phải thu, phải trả phát sinh trong thanh toán ( xác định tính chất, mức độ, thời gian và nguyên nhân phát sinh các khoản công nợ) các biện pháp mà NH đang áp dụng để thu hồi hoặc thanh toán nợ, nhất là các khoản nợ đã quá hạn.

- Thẩm định chặt chẽ phương án, dự án vay vốn:

+ Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng là điều hết sức cần thiết, nó giúp NH

nâng cao hiệu quả công tác tín dụng và hạn chế rủi ro trong kinh doanh NH. + Trong suốt quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, từ thẩm định dự án cho tới khi thu hồi gốc và lãi về, NH luôn phải quan tâm tới tình hình hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn của khách hàng. Do đó, yếu tố thông tin khách hàng rất quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn món vay. Những thông tin về tài chính, đạo đức, tình hình kinh doanh, uy tín… giúp NH có những nhận định chính xác hơn về khách hàng và có thể đưa ra những quyết định có nên tài trợ hay không.

- Áp dụng hình thức thế chấp, bảo lãnh hoặc áp dụng hình thức tín chấp của các tổ chức tín dụng với các khách hàng vay vốn.

- Theo dõi chặt chẽ các khoản vay trong và sau khi giải ngân.

Khi tiến hành giải ngân, Chi nhánh phải đảm bảo cho quá trình được diễn ra đầy đủ, minh bạch, đùng quy trình. Sau khi giải ngân, Chi nhánh phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát, theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng để xác minh xem các đối tượng được vay vốn có sử dụng đúng mục đích không và hiệu quả sử dụng vốn ra sao để có biện pháp can thiệp hoặc giúp đỡ kịp thời.

- Lập quỹ dự phòng rủi ro:

Để đảm bảo cho sự tồn tại và khắc phục rủi ro, NH nên trích lập quỹ DPRR đầy đủ, đúng quy định của NHNN để kịp thời đáp ứng khi rủi ro xảy ra. Việc lập quỹ dự phòng rủi ro là hết sức cần thiết, nó giúp tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn, những tình huống không lường trước được trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

- Phân tán rủi ro:

+ Đa dạng hóa đối tượng đầu tư: Đây là biện pháp chủ yếu và chủ động nhất của NHTM trong việc phân tán rủi ro. NH chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư tài trợ cho nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng thuộc các địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng phạm vi tín dụng, vừa khuếch trương thanh thế, uy tín để đạt được mục tiêu phân tán rủi ro.

rất lớn mà một NH không thể đáp ứng được ( để giảm thiểu rủi ro thì theo quy định NH không cho một khách hàng vay quá 15% vốn tự có của mình), hay nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn và khó xác định được mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trường hợp này, HDBank nên liên kết cùng các NH khác để thẩm định dự án cho vay, chia sẻ rủi ro, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.

+ Bảo hiểm tín dụng: được thực hiện dưới các hình thức như bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay, đây là biện pháp vô cùng quan trọng và là bắt buộc với tất cả các khoản vay lớn, nhằm san sẻ thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Đây là biện pháp mang tính nguyên tắc, biện pháp này bắt đầu được áp dụng khá nhiều tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay tại HDBank (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w