THỰC TRẠNG CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay tại HDBank (Trang 25)

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tại HDBank

Theo quy định về phân loại nợ, trích lập DPRR để xử lý RRTD, thì NH phải xây dựng hệ thống xếp loại tín dụng nội bộ để làm căn cứ QLRR tín dụng, HDBank căn cứ vào đó đã xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.

 Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá khách hàng bằng thang điểm dựa vào các thông tin tài chính, thông tin phi tài chính, tại thời điểm chấm điểm tín dụng nhằm mục đích hỗ trợ các khâu sau:

+ Ra quyết định cho vay : xác định hạn mức tín dụng, thời hạn cho vay, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay, có phê duyệt cho vay hay không?

+ Giám sát thường xuyên khi khách hàng còn dư nợ : xếp hạng khách hàng cho phép NH xem xét những dấu hiệu rủi ro, phát hiện chất lượng khoản vay có chiều hướng xấu đi hay không để có biện pháp xử lý kịp thời.

Phân loại nợ: xem xét, phân tích, xác định mức vốn đã cho vay có thể rủi ro để hạch toán riêng từng loại nợ và trích lập DPRR.

 Cán bộ tín dụng trực tiếp thu thập thông tin, đánh giá, chấm điểm và xếp hạng khách hàng => lập tờ trình Trưởng phòng xem xét, đưa lên trình PGĐ, và GĐ. Sau khi có ý kiến góp ý của các đơn vị có liên quan trogn NH => GĐ xét

duyệt. Kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng được cập nhật trên mạng máy tính của hệ thống. Ví dụ:

+ Khách hàng tối ưu: thường đạt điểm trên 92 –100 điểm, là khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, năng lực quản trị cao, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, triển vọng phát triển lâu dài, vững vàng trước tác động của môi trương kinh doanh, đạo đức tín dụng cao => được xếp hạng có mức độ rủi ro thấp nhất. Khi cấp tín dụng, sẽ áp dụng tối đa yêu cầu về tín dụng với ưu đãi về lãi suất, phí và thời hạn cho vay, có thể cho vay tín chấp.

+ Khách hàng loại trung bình ( 50 -60 điểm): có khả năng tài chính thấp, dòng tiền biến động, hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, chịu nhiều sức ép cạnh tranh mạnh mẽ, dễ bị những tác động lớn từ những biến động nhỏ => nhóm này có mức độ rủi ro cao. NH chưa có nguy cơ mất vốn, nhưng về lâu dài có nhiều khó khăn, nếu tình hình khách hàng không khả quan hơn thì cần tập trung thu hồi vốn vay, tăng cường kiểm tra để thu nợ, các khoản vay mới chỉ thực hiện trong trường hợp đặc biệt và phải có TSBĐ.

Thực tế xếp loại khách hàng tại HDbank Hoàn Kiếm, trong đó một số nhóm chính như sau:

Tên Ký hiệu Số dư nợ / Tổng dư nợ

Loại tối ưu AAA 30%

Loại ưu AA 20%

Loại trung bình B 15%

Với việc xếp hạng khách hàng như thế này giúp cho NH có các chính sách phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Để đưa ra được việc xếp hạng khách hàng này, ngoài cán bộ tín dụng là người trực tiếp giám sát khoản vay của khách hàng, thì các trưởng phòng, PGĐ, GĐ cũng thường xuyên kiểm tra, xem xét nhằm kịp thời xử lý khi khoản tín dụng của NH có khả năng quá hạn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay tại HDBank (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w