Những tác động khác

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA NHNoPTNT HUYỆN VỤ BẢN TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 29 - 31)

- Vòng quay vốn tin dụng

2.3.2.3. Những tác động khác

Ngoài những tác động tích cực đối vơi ngân hàng, đối với khách hàng như đã trình bày trên, hoạt động đầu tư cho vay hộ sản xuất còn có rất nhiều những tác động khác về măt kinh tế, xã hôi, an ninh trất tự ở địa phương.

Cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất ở nông thôn là một đòn “chí mạng” đánh tan tệ cho vay nặng lãi, tệ “bán lúa non”. Như đã đề cập ở trên điều kiện kinh tế khá kho khăn, họ thường ít khi có nhưng khoản tích lũy ổn định, thường xuyên thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh. Nếu như không tiếp cận được với nguồn vốn vay của ngân hàng, khi họ thiếu vốn để sản xuất, họ thường phải đi vay nặng lãi hoặc bán lúa non với giá rất rẻ. Đây chính là nguyên nhân tăng thêm sự đói nghèo của nông dân ở nông thôn.

Đồng vốn của ngân hàng còn giúp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn, giúp họ làm giàu trên chính mảng đất quê hương mình. Những người lao động ở nông thôn đặc biệt là những người lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp thường có trình độ không cao, đa phần là lao động phổ thông khi không có vốn để sản xuất kinh doanh họ thường phải đến những thành phố lớn để làm thuê với đồng lương ít ỏi mà mức sống ở thành phố lại đát đỏ. Do đó cuộc sống của họ rất khổ cực. Khi có đồng vồn của ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh họ có thể trực tiếp sản xuất, lao động và có thu nhập ổn định trên quê hương. Từ chỗ hàng ngàn lao động có việc làm do vay vốn NHNo&PTNT huyện nên đã giảm bớt được áp lực về số lao động dôi thừa tạo điều kiện để ổn định trật tự an toàn xã hội, giảm được tình trạng “ Nhàn cư vi bất thiện”. Các hộ nông dân đã có điều kiện mua sắm các vật dụng sinh hoạt như xe máy, ti vi, xây dựng lại nhà ở khang trang kiên cố.

Thông qua việc cho vay vốn đến hộ sản xuất có sự bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ chức đoàn thể đã tạo ra cho các tổ chức đoàn thể có cơ hội để củng cố mở rộng tổ chức của mình, các hoạt động của hội nông dân sôi nổi hơn về phong trào, thiết thực hơn về nội dung.

Thông qua đồng vốn vay các hộ sản xuất có điều kiện đầu tư vào sản xuất: mua phân bón, thuốc trừ sâu, hay thức ăn chăn nuôi từ đó giúp tăng sản lượng. Thức tế cho thấy sản lượng lương thực của huyện qua các năm 2006, 2007, 2008 đều tăng ổn định, góp phẩn làm cho GDP của huyện qua các năm tăng nhanh, đời sống của người dân cũng được nâng lên.

Bảng 2.8 : Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện

(tấn)

2006 700.000 130.000

2007 800.000 140.000

2008 1.100.000 150.000

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế- xã hội huyện Vụ Bản trong các năm 2006, 2007, 2008)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA NHNoPTNT HUYỆN VỤ BẢN TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w