Khái niệm chung – Phân loại bộ nhớ

Một phần của tài liệu Điện tử số - Nguyễn Trung Hiếu (Trang 158)

Dựa trên thời gian viết và cách viết, có thể chia thành: bộ nhớ cố định, bộ nhớ

bán cố định và bộ nhớ đọc/viết được.

Bộ nhớ cố định ROM (Read Only Memory): có nội dung được viết sẵn một lần.

 MROM: là loại ROM sau khi đã được viết (bằng mặt nạ-mask) từ nhà máy thì không viết

lại được nữa.

 PROM là một dạng khác, các bit có thể được viết bằng thiết bị ghi của người sử dụng

trong một lần (Programmable ROM).

Bộ nhớ có thể đọc/ viết nhiều lần RAM (Random Access Memory) gồm hai loại:

 RAM tĩnh-SRAM (Static RAM) thường được xây dựng trên các mạch điện tử trigơ.

 RAM động-DRAM (Dynamic RAM) được xây dựng trên cơ sở nhớ các điện tích ở tụ

điện; bộ nhớ này phải được hồi phục nội dung đều đặn, nếu không nội dung sẽ mất đi theo sự rò điện tích trên tụ.

BỘ NHỚ BÁN DẪN

Bộ nhớ cố định ROM Bộ nhớ bán cố định Bộ nhớ đọc/viết

Khái niệm chung – Phân loại bộ nhớ

 Giữa ROM và RAM có một lớp các bộ nhớ được gọi là EPROM (Erasable PROM), dữ liệu trong đó có thể xoá được bằng tia cực tím và ghi lại được, EEPROM (Electric EPROM) có thể xoá được bằng dòng điện. Các loại này còn được gọi là bộ nhớ bán cố định.

 Các bộ nhớ DRAM thường thoả mãn những yêu cầu khi cần bộ nhớ có dung

lượng lớn; trong khi đó khi cần có tốc độ truy xuất lớn thì phải dùng các bộ

nhớ SRAM có giá thành đắt hơn. Nhưng cả hai loại này đều có nhược điểm là thuộc loại “bay hơi” (volatile), thông tin sẽ bị mất đi khi nguồn nuôi bị ngắt. Do vậy các chương trình dùng cho việc khởi động PC như BIOS thường phải nạp trên các bộ nhớ ROM.

BỘ NHỚ BÁN DẪN

Bộ nhớ cố định ROM Bộ nhớ bán cố định Bộ nhớ đọc/viết

Một phần của tài liệu Điện tử số - Nguyễn Trung Hiếu (Trang 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)