Quy trình tra cứu thông tin nguồn gốc

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu phục vụ công tác xác minh nguồn gốc nhà đất khu phố cổ tại thành phố Hà Nội (lấy ví dụ tại phường Hàng Mã (Trang 50)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.4.Quy trình tra cứu thông tin nguồn gốc

Ví dụ cụ thể:

Cán bộ thụ lý nhận được giao việc của lãnh đạo về việc giải quyết Công văn của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm về việc yêu cầu cung cấp thông tin nguồn gốc thửa đất 109 tờ 7H-II-08 tại địa chỉ 55 phố Hàng Mã, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm. Sau khi tiếp nhận cán bộ tiến hành kiểm tra các thông tin sau:

1. Kiểm tra thông tin trong chương trình quản lý Công văn, Đơn thư để xác định số lượng đơn thư đã từng có tại địa chỉ nhà đất cần cung cấp thông tin.

2. Kiểm tra thông tin trên bản đồ địa chính mới để xác định tính pháp lý của yêu cầu cung cấp thông tin.

3. Kiểm tra thông tin về thửa đất để xác định thửa đất đã được cấp GCN hay chưa.

4. Kiểm tra thông tin về địa chỉ trong chương trình Nhà đất để xác định loại sở hữu ( tư nhân, vắng chủ, cơ quan tự quản, đất công …).

5. Chuyển đổi hệ toạ độ từ toạ độ Pháp sang hệ HN72 theo chương trình tính chuyển hệ toạ độ, chồng ghép hai hệ thống bản đồ ta xác định được thửa đất 109 tờ 7H-II-08 phường Hàng Mã có vị trí tương đối tại thửa đất nào trên hệ thống bản đồ năm 1960 hoặc 1940.

6. Tra thông tin thửa đất cũ vừa tìm được tại các file dữ liệu: Sổ địa bạ, sổ kiến điền, sổ sở hữu, sổ điền bộ…

7. Đối chiếu các tài liệu gốc, soạn thảo văn bản trả lời.

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình, dựa vào hệ thống tài liệu để tra cứu Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên Môi trường xác định được vị trí tương đối của thửa đất qua các thời kỳ, xác định được tên chủ. Đây là cơ sở để cơ quan pháp lý tham khảo ra quyết định trong quá trình thụ lý hồ sơ.

51

CHƢƠNG 3

ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ CÔNG TÁC XÁC MINH NGUỒN GỐC NHÀ ĐẤT TẠI

PHƢỜNG HÀNG MÃ, QUẬN HOÀN KIẾM 3.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu

Vị trí địa lý

Theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ Xây dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định: phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía Tây là phố Phùng Hưng; phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía Đông đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật.

Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm tổng diện tích khoảng 100 ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường: phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ.

Phường Hàng Mã là một trong những đơn vị hành chính thuộc khu phố cổ của Thành phố Hà Nội. Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Nằm trong khu vực hành chính của Vị trí của phường nằm về phía Bắc của quận Hoàn Kiếm, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 17.2327 ha, tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:

52

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí phường Hàng Mã - Phía Bắc giáp phường Quán Thánh, quận Ba Đình - Phía Đông giáp phường Đồng Xuân,

- Phía Đông Nam giáp phường Hàng Buồm, Hàng Đào; - Phía Nam giáp phường Hàng Bồ, Cửa Đông;

- Phía Tây giáp phường Điện Biên, quận Ba Đình.

3.2 Xây dựng mô hình Cơ sở dữ liệu trong quản lý và khai thác tài liệu lƣu trữ nhà đất nhà đất

3.2.1 Quan điểm sử dụng giải pháp công nghệ GIS trong quản lý nhà đất

Mô hình sử dụng bộ phần mềm ArcGIS của hãng Esri, đây là bộ phần mềm có khả năng tích hợp rất tốt các thông tin bản đồ và thông tin thuộc tính.

Sử dụng bộ 3 ứng dụng của ArcGIS desktop là ArcCatalog, ArcMap, và ArcToolbox để làm việc. ArcCatalog là ứng dụng để quản lý dữ liệu không gian,

53

quản lý thiết kế CSDL, tạo và xem metadata. ArcMap được sử dụng trong mọi thao tác biên tập và thành lập bản đồ, cũng như là để phân tích bản đồ.

ArcToolbox dùng để chuyển đổi dữ liệu và thực hiện các phép xử lý về địa lý. Sử dụng cả 3 ứng dụng cùng với nhau, người dùng có thể thực hiện bất kỳ nhiệm vụ GIS nào, từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm thành lập bản đồ, quản lý dữ liệu, phân tích địa lý, biên tập dữ liệu và các phép xử lý khác liên quan đến địa lý.

Lưu các đối tượng của geodatabase

Mỗi lớp đối tượng của geodatabase chứa một kiểu đối tượng hình học (điểm, đường, vùng). Các lớp đối tượng có quan hệ với nhau được tổ chức thành các tập dữ liệu đối tượng (feature datasets). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Geodatabase

Hình 3.2 Mô hình tổ chức cơ sở dữ liệu Phuong_HangMa.gdb Nam1960 Nam1999 Feature dataset Dulieuthuoc tinh1960.xls Chồng xếp bản đồ Các feature class của năm 1960 Các feature class của năm 1999 Dulieuthuoc tinh1999.xls Các featureclass mới thể hiện thông tin thuộc

54

3.2.2 Ứng dụng GIS trong việc xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu phục vụ công tác tra cứu nguồn gốc phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội tra cứu nguồn gốc phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

Sơ đồ quy trình:

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình đưa dữ liệu vào cơ sở dữ liệu

Tài liệu đã thu thập đƣợc cho khu vực nghiên cứu:

Bản đồ năm 1999: 15 mảnh, tỷ lệ 1/200, Dữ liệu thuộc tính đi kèm với hệ thống bản đồ này: hồ sơ kỹ thuật thửa đất, Giấy chứng nhận cho những thửa đã cấp Giấy (Số giấy chứng nhận của phường Hàng Mã được ủy ban thành phố cấp giấy chứng nhận thời điểm trước năm 2003 khoảng gần 1000 giấy).

Bản đồ số BĐ số đã được chuẩn hóa Import DGN vào GIS bằng Arccatalog Chuẩn hóa theo

quy định của Bộ

TNMT

Dữ liệu bản đồ

Các tài liệu giấy Quét tài liệu

Nhập dữ liệu đầu vào File .PDF File .xls Dữ liệu thuộc tính đã chuẩn hóa Geodatabase Liên kết dữ liệu

55

Bản đồ năm 1960: 13 mảnh, tỷ lệ 1/200, dữ liệu thuộc tính đi kèm với hai hệ thống bản đồ này: hệ thống bằng khoán điền thổ, Thông tư 73/TTg, sổ nhà cửa...

3.2.2.1 Chuần hóa dữ liệu bản đồ nền trên Microstation:

Khối lượng 15 mảnh lập năm 1999, các bản đồ này được thành lập bằng công nghệ số. 13 mảnh bản đồ năm 1956 trước đây được can vẽ từ bản đồ thời Pháp, tọa độ theo hệ thống bản đồ của Pháp (tọa độ âm – dương) trước đây chủ yếu được lưu trữ ở dạng giấy. Hiện nay số bản đồ này đã được số hóa và được lưu trữ dưới dạng số tuy nhiên các lớp thông tin chưa được biên tập theo quy định. Các mảnh bản đồ được lưu file riêng chưa được ghép mảnh theo danh giới hành chính phường. Việc biên tập số bản đồ này trước khi sử dụng đưa vào cơ sở dữ liệu là cần thiết;

* Các bước thực hiện cụ thể:

1) Với dữ liệu bản đồ năm 1960:

Xoay các bản đồ theo hướng bắc

56

Hình 3.5 Bản đồ sau khi quay hướng Bắc

- Chuẩn lại các lớp bản đồ thống nhất giữa các mảnh bản đồ, cắt ghép các mảnh theo ranh giới hành chính phường, tiếp biên giữa các mảnh bản đồ.

- Chuẩn lại cách đánh số thửa: trên bản đồ năm 1960 số thửa được thể hiện không nhất quán, còn lộn xộn. Vì vậy, khi chuẩn hóa cần đưa về cách đánh số thửa theo một dạng thống nhất, đảm bảo cho việc liên kết dữ liệu.

Ví dụ:

STT Cách đánh số thửa cũ Cách đánh số thửa mới

1 4571 hoặc 457-1 457(1)

2 345, 346 345_346

3 121-12 12(1)-12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

...

- Kiểm tra topology, làm trơn đường, cắt bỏ các đoạn thừa của các đường tại các điểm giao nhau, xóa đường bị trùng nhau (Duplicate), nối các đoạn hở của đường.

57

- Chuyển hệ tọa độ: bản đồ năm 1960 có tọa độ Pháp được đưa về tọa độ HN72 bằng phần mềm Chương trình chuyển đổi tọa độ Pháp.

2) Với dữ liệu bản đồ năm 1999:

- Chuẩn lại các lớp bản đồ thống nhất giữa các mảnh bản đồ, cắt ghép các mảnh theo ranh giới hành chính phường, tiếp biên giữa các mảnh bản đồ.

Hình 3.6 Tiếp biên bản đồ

- Kiểm tra topology, làm trơn đường, cắt bỏ các đoạn thừa của các đường tại các điểm giao nhau, xóa đường bị trùng nhau (Duplicate), nối các đoạn hở của đường.

Chuyển tọa độ bản đồ HN72 sang VN2000 bằng phần mềm Maptrans3.0 Sau quá trình chuẩn hai hệ thống bản đồ năm 1960 và 1999 ta tiến hành mở file reference để kiểm tra độ trùng khớp giữa hai hệ bản đồ, cho ta kết quả như hình sau:

58

Hình 3.7 Bản đồ sau khi được chồng ghép lên nhau.

Ta thấy rằng sự trùng khớp giữa các thửa chỉ là tương đối vì có rất nhiều sai số trong quá trình số hóa, chuyển hệ tọa độ. Tuy nhiên điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả tra cứu và mục đích của công tác xác minh nguồn gốc nhà đất là chỉ xác định vị trí tương đối cùng với các tài liệu liên quan để tra cứu sẽ cho ra kết quả cuối cùng.

Sau khi biên tập bản đồ nền ta đưa dữ liệu bản đồ vào ArcGIS

3.2.2.2. Nhập dữ liệu bản đồ vào phần mềm ArcGIS

Trước khi chuyển đổi dữ liệu, chúng ta cần tạo một Geodatabase trong đó có một Feature Dataset chứa các thông số về hệ tọa độ và hệ quy chiếu. Các thông số cần thiết lập là hệ tọa độ VN2000, lưới chiếu UTM, Elippsoid WGS84.

59

Hình 3.8 Mô hình quản lý dữ liệu

Các bước chuyển đổi dữ liệu từ .dgn sang ArcGIS (Trong quá trình chuyển đổi, tùy chọn của ArcCatalog cho phép loại bỏ những trường thuộc tính không cần thiết, chỉ giữ lại trường có liên quan):

a. Dữ liệu năm 1999 (DGN).

Sử dụng giao diện ArcCatalog import và tạo ra các feature class sau:

1. PH_DU99 : Import lớp ranh giới phường trên file .dgn 1999, chọn Polyline ở "Level"=46 (nếu để đường ranh giới ở dạng polyline)

60

Hình 3.9 Nhập lớp đối tượng về ranh giới phường

2. PH_VU99: Sử dụng công cụ Data Management Tools/Features/Feature To Polygon PH_DU to PH_VU. Để tạo ra một trường thông tin mới mô tả mã phường ta sử dụng công cụ Data Management Tools/Fields/Add Field to PH_VU99, đặt tên field là PH_MA99 loại trường TEXT có độ rộng 10 ký tự.

Sử dụng công cụ Data Management Tools/Fields/Calculate Field chọn field PH_MA99, đánh mã phường Hàng Mã là: 0100200043 (theo quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng chính phủ và những thay đổi đã được Tổng cục Thống kê cập nhật đến ngày 31/12/2008).

3. TO_MA99: Import lớp dữ liệu "Level"=62 từ file .dgn 1999 loại đối tượng là Annotation. Để loại bỏ các ký tự thừa của trường thông tin về mã của tờ bản đồ ta thêm một field rồi sử dụng công cụ Data Management Tools/Fields/Calculate Field chọn trường thông tin vừa thêm rồi chọn LTRIM([text]) expression type: VB

61

Hình 3.10 Import lớp đối tượng khung tờ bản đồ

Sử dụng công cụ Analysis Tools/Overlay/Spatial Join, KEEP ALL, Id Text, tại mục match point chọn: CONTAINS

Hình 3.11 Tạo lớp vùng của tờ bản đồ có chứa trường thông tin mã tờ bản đồ Mục đích: tạo ra một lớp thông tin vùng bản đồ có chứa trường thông tin về mã tờ để tạo ra mã thửa đất ở bước sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

62

5. TD_SO99: nhập thông tin về số thửa đất theo hình:

Hình 3.12 Tạo ra lớp đối tượng về số thửa đất

Để loại bỏ các khoảng trống không cần thiết mà có thể có trong dữ liệu khi biên tập bản đồ chưa chỉnh sửa hết, ta tạo một trường mới có tên TD_SO_99 bằng công cụ Data Management Tools/Fields/ add Fields. Lựa chọn các thông số như hình sau:

Hình 3.13 Trường thông tin về số thửa đất

Sau đó sử dụng công cụ Data Management Tools/Fields/Calculate Field TD_SO_99 LTRIM([text]) VB

63

6. TD_MA99 đây là lớp thông tin được tạo ra từ việc liên kết giữa lớp TD_SO99 và TO_VU99. Sử dung công cụ Analysis Tools/Overlay/Spatial Join. Lựa chọ các thông số như hình sau:

Hình 3.14 Lớp đối tượng về mã thửa đất

Tại match point chọn: WITHIN. Lúc này ta sẽ được lớp đối tượng TD_MA99 chứa thông tin thuộc tính các số thửa nằm trong vùng của từng thửa đất.

Để tạo trường mã đất ta sử dụng công cụ Data Management Tools/Fields/Add Field, chọn các thông số sau:

64

Hình 3.15 Tạo lập trường thông tin về mã thửa đất

Tiếp tục thao tác trên lớp TD_MA99 để tạo ra dữ liệu cho trường TD_MA_99 mà ta vừa ta vừa tạo ra bằng cách sử dụng công cụ Data Management Tools/ Fields/Calculate Field theo các thông số sau:

Hình 3.16 Tạo dữ liệu cho trường mã thửa đất Lưu ý tại cửa sổ Field Calculator ta chọn các thống số như sau:

65

7. TD_DU99 Import lớp dữ liệu "Level"=10 từ file .dgn 1999 loại đối tượng là Polyline theo hình sau:

Hình 3.17 Nhập lớp đối tượng về thửa đất

9. TD_VU99: Data Management Tools/Features/Feature To Polygon. Tại input feature chọn lớp TD_DU99.

66

Hình 3.18 Tạo lớp đối tượng vùng thửa đất

10. Đối với các đối tượng về diện tích thửa đất, tường nhà, loại nhà đường phố tên đường chỉ để hiển thị trên bản đồ ta cũng sử dụng công cụ feature class to feature class được các lớp đối tượng tương ứng TD_DT99, NH_DU99, NH_LO99, DU_DU99, DU_TE99.

Sau quá trình thao tác trên ta có một feature dataset lớp bản đồ năm 1999 gồm các lớp đối tượng được thể hiện trong môi trường ArcMap như sau:

67

Hình 3.19 Bản đồ năm 1999 khi được nhập vào ArcGIS Mỗi một lớp đối tượng bản đồ sẽ có một bảng thuộc tính đi kèm.

68

Hình 3.20 Bảng thông tin thuộc tính của lớp đối tượng TD_MA99

Trong đó trường TD_MA_99 là mã code để thực hiện liên kết dữ liệu với bảng thuộc tính mà ta xây dựng trên môi trường excel từ các tài liệu giấy và các phần mềm khác.

b. Lớp dữ liệu năm 1960

Dữ liệu bản đồ năm 1960 ta cũng import các lớp tương tự như năm 1999, tuy nhiên các đối tượng quản lý có khác với dữ liệu năm 1999 ở một số đối tượng như: năm 1960 có lớp số nhà (NH_SO60) tuy nhiên năm 1999 không có vì trên hệ thống bản đồ năm 1999 không có đánh số nhà như bản đồ năm 1960. Đây cũng là thông tin quan trọng khi tra cứu thông tin theo địa chỉ nhà để xác định hình thức sử hữu nhà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

69

Hình 3.21 Dữ liệu bản đồ năm 1960 (dgn)

Sau khi chuyển đổi ta được các lớp thông tin của năm 1960 như sau:

Hình 3.22 Các lớp dữ liệu năm 1960 khi chuyển đổi sang ArcGIS Bảng thuộc tính của lớp TD_MA60

70

Hình 3.23 Các lớp dữ liệu năm 1960 khi chuyển đổi sang ArcGIS

Trong đó trường TD_MA60 là mã code để thực hiện liên kết dữ liệu với bảng thuộc tính mà ta xây dựng trên môi trường excel từ các tài liệu giấy và các phần mềm khác.

3.2.2.3. Nhập Dữ liệu thuộc tính

Ta xây dựng hai bảng thuộc tính ở dạng excel cho hai thời kỳ 1960 và 1999 Bảng thuộc tính năm 1960 thể hiện thông tin về Bằng khoán điền thổ trong đó có các trường thông tin về số thửa, tên tờ bản đồ, chủ sử dụng, hình thức sử dụng... và biến động thửa đất.

71

Hình 3.24 Bảng dữ liệu thuộc tính năm 1960

Hình 3.25 Bảng dữ liệu thuộc tính năm 1999

3.2.2.4. Liên kết dữ liệu

Sau khi tạo lập được dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính ta tiến hành join dữ liệu với bảng thuộc tính trên excel. Sau khi liên kết dữ liệu ta được kết quả như sau:

72

Hình 3.26 Bảng thuộc tính của lớp đối tượng TD_MA99 sau khi liên kết với bảng

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu phục vụ công tác xác minh nguồn gốc nhà đất khu phố cổ tại thành phố Hà Nội (lấy ví dụ tại phường Hàng Mã (Trang 50)