So sánh quá trình tra cứu thông tin trƣớc và sau khi xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu phục vụ công tác xác minh nguồn gốc nhà đất khu phố cổ tại thành phố Hà Nội (lấy ví dụ tại phường Hàng Mã (Trang 75)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4So sánh quá trình tra cứu thông tin trƣớc và sau khi xây dựng mô hình

3.4 So sánh quá trình tra cứu thông tin trƣớc và sau khi xây dựng mô hình dữ liệu liệu

Lấy ví dụ cụ thể:

Cán bộ thụ lý nhận được giao việc của lãnh đạo về việc giải quyết Công văn của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm về việc yêu cầu cung cấp thông tin nguồn gốc thửa đất 109 tờ 7H-II-08 tại địa chỉ 55 phố Hàng Mã, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm. Sau khi tiếp nhận cán bộ tiến hành kiểm tra các thông tin sau (Các bước kiểm tra này là bắt buộc khi muốn tìm nguồn gốc thửa đất)

76

STT Theo quy trình cũ Sau khi tích hợp DL trên ArcGIS

1 Kiểm tra thông tin trong chương trình quản lý Công văn, Đơn thư để xác định số lượng đơn thư đã từng có tại địa chỉ nhà đất cần cung cấp thông tin.

Không

2 Kiểm tra thông tin trên bản đồ địa chính mới để xác định tính pháp lý của yêu cầu cung cấp thông tin.

3 Kiểm tra thông tin về thửa đất để xác định thửa đất đã được cấp GCN hay chưa.

4 Kiểm tra thông tin về địa chỉ trong chương trình Nhà đất để xác định loại sở hữu ( tư nhân, vắng chủ, cơ quan tự quản, đất công …). 5 Chuyển đổi hệ toạ độ từ toạ độ Pháp sang hệ

HN72 theo chương trình tính chuyển hệ toạ độ, chồng ghép hai hệ thống bản đồ ta xác định được thửa đất 109 tờ 7H-II-08 phường Hàng Mã có vị trí tương đối tại thửa đất nào trên hệ thống bản đồ năm 1960 hoặc 1940.

6 Tra thông tin thửa đất cũ vừa tìm được tại các file dữ liệu: Sổ địa bạ, sổ kiến điền, sổ sở hữu, sổ điền bộ…

Sử dụng công cụ tìm kiếm trong ArcMap tìm thửa đất 7H-II-08_109 sẽ cho ra ngay bảng thông tin thuộc tính của các thời kỳ (như hình 3.30) 7 Đối chiếu các tài liệu gốc, soạn thảo văn bản

trả lời.

Đối chiếu các tài liệu gốc, soạn thảo văn bản trả lời

77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Nghiên cứu tổng quan Cơ sở dữ liệu trong GIS

Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, được lưu trữ trên máy tính, có nhiều người sử dụng và được tổ chức theo một mô hình. Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính (gồm dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các dữ liệu khác có liên quan) được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử.

Với thực tế hiện nay, tranh chấp, khiếu nại đất đai luôn đứng đầu danh sách về số lượng trong các vụ khiếu nại tố cáo trong cả nước. Trong đó có rất nhiều các tranh chấp về quyền sử dụng, sở hữu do giấy tờ về nhà đất còn lại không rõ ràng vì chiến tranh, vì những thay đổi chính sách trong lịch sử quản lý đất đai. Qua quá trình nghiên cứu, việc đầu tư phát triển hệ thống tích hợp dữ liệu một cách hoàn chỉnh, đồng bộ theo một thiết kế mô hình dữ liệu chuẩn ngay từ ban đầu sẽ tạo điều kiện cho việc tra cứu thông tin được nhanh chóng. Mô hình dữ liệu mà đề tài nghiên cứu cơ bản đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin và trợ giúp các cơ quan tòa án ra quyết định .

2. Về cơ sở khoa học và pháp lý của công tác cung cấp thông tin nhà đất theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý đất đai.

Một trong những chức năng, nhiệm vụ của mình là cung cấp thông tin nguồn gốc nhà đất, Trung tâm Công nghệ Thông tin Tài nguyên Môi trường Hà Nội đang ngày càng hoàn thiện hệ thống quản lý cũng như dịch vụ cung cấp thông tin nguồn gốc. Các thông tin do đơn vị cung cấp có giá trị rất lớn để làm minh bạch nguồn gốc nhà đất, hạn chế việc trao quyền sử dụng đất với nguồn gốc không rõ ràng, tránh khiếu kiện kéo dài.

3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài liệu lưu trữ và các nguồn dữ liệu qua các thời kỳ.

78

Việc đánh giá các tài liệu có giá trị trong việc xác minh nguồn gốc nhà đất rất quan trọng vì không phải tài liệu nào được lưu trữ cũng có giá trị hoặc có giá trị không lớn trong việc xác định nguồn gốc nhà đất. Quản lý các tài liệu lưu trữ qua các thời kỳ luôn được chú trọng và quản lý một cách có hệ thống tạo điều kiện cho việc lựa chọn tài liệu để tích hợp vào dữ liệu số trên hệ thống ArcGIS.

4. Nghiên cứu xây dựng quy trình xây dựng CSDL và chuẩn hóa các dữ liệu không gian và thuộc tính trong cơ sở dữ liệu.

Việc chuẩn hóa các dữ liệu trước khi đưa vào cơ sở dữ liệu rất cần thiết, nó bảo đảm cho việc kết nối trong hệ thống. Các chuẩn này phục vụ cho việc quản lý các yếu tố không gian và thuộc tính, là cơ sở phân tích các tác nghiệp chuyên môn thành lập các hệ trợ giúp quyết định.

Công tác biên tập bản đồ và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác tra cứu thông tin nguồn gốc thửa đất tại khu phố Cổ Hà Nội bằng phần mềm ArcGIS có mục tiêu xây dựng hệ thống dữ liệu ở dạng số phục vụ nhiều mục đích trong đó có vấn đề là cơ sở để cung cấp thông tin về thửa đất góp phần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phục vụ của công tác thông tin lưu trữ.

KIẾN NGHỊ

Việc đánh giá kết quả từ việc tra cứu thông tin trên mô hình dữ liệu đã xây dựng với hệ thống lưu trữ trước đây đã được kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy mối tương quan này là rất cao. Kết quả cũng khẳng định tính trung thực của dữ liệu khi cho ra kết quả đánh giá mức độ đảm bảo về độ chính xác của thông tin.

Kết quả thử nghiệm đã áp dụng hầu hết các vấn đề về lý thuyết, cũng như công nghệ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ về thời gian và nội dung của đề tài, CSDL mới chỉ là sản phẩm thử nghiệm. Vì vậy, CSDL phục vụ công tác xác minh nguồn gốc nhà đất vẫn có thể tiếp tục được mở rộng, cập nhật và bổ sung những thông tin khác nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với phần thiết kế CSDL: CSDL của phường Hàng Mã mới chỉ nghiên cứu xây dựng thử nghiệm để phục vụ công tác cung cấp thông tin nguồn gốc thời kỳ 1960 và 1999. Để phát huy tối đa giá trị sử dụng các tài liệu lưu trữ thì việc cập nhật

79

thông tin, tất cả các tài liệu liên quan đến nhà đất đưa vào hệ thống CSDL là yêu cầu rất cần thiết nhằm đắp ứng việc tra cứu cho nhiều mục đích.

- Đối với toàn thành phố: muốn mở rộng xây dựng toàn bộ cơ sở dữ liệu thì cần hoàn thiện công tác quản lý cũng như phát hành thông tin cho các tổ chức cả nhân trên địa bàn. Cần bổ sung nhiều các thông tin để phát huy giá trị tài liệu nhằm tháo gỡ những khó khăn vì không đủ cơ sở trong việc giải quyết tranh chấp, cấp giấy chứng nhận… như hiện nay.

Cần tiếp tục đầu tư nâng cấp CSDL đã được xây dựng và mở rộng trên phạm vi toàn thành phố, trước mắt là khu nội thành để tạo ra được một bộ CSDL nguồn gốc nhà đất hoàn chỉnh phục vụ cho công tác quản lý cũng như phát hành thông tin cho tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân (người có liên quan đến nhà đất cần cung cấp) có nhu cầu./.

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Thông tư 02/2012/TT-BTNMT ngày 19/03/2012 Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Quyết định số 06/2007/QĐ- BTNMT ngày 27/2/2007 Quy định áp dụng chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia,

Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và môi trường (2008), Quyết định số 05/2008/QĐ-BTNMT

ngày 26/8/2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định áp dụng chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 02 năm 2007 và Quyết định số 08/2007/QĐ-BTNMT ngày 14 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp tài

nguyên môi trường quốc gia, Dự án.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý

phục vụ các ngành và các cấp địa phương trong cả nước, Dự án

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), dự thảo quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Thông tư.

8. Luật đất đai 2003. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

9. Nguyễn Văn Đài, (2003), "Các bài tập GIS ứng dụng", Tập bài giảng,

Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Đình Minh (1997), Giáo trình hệ thông tin địa lý (GIS), NXB.

Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt nam, Giáo trình xây

81

12. Nguyễn Ngọc Thạch, Trần Tuấn Dũng, (2005), "Viễn thám và Hệ thông tin địa lý ứng dụng", Tập bài giảng, Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Trần Quốc Bình (2006), ESRI ArcGIS 9.2, Tập Bài giảng, Trường Đại

học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.

Tiếng Anh

14. A. Mansourian, A. Rajabifard, M.J. Valadan Zoej, I. Williamson (2006), "Using SDI and web-based system to facilitate disaster management", Computers & (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Geosciences.

Trang Web

15. Trang Web cổng thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội http://www.tnmtnd.hanoi.gov.vn/

16. Trang Wed của tổng cục quản lý đất đai: http://www.gdla.gov.vn- 17. Trang wed của Bộ tài nguyên và môi trường: http://www.monre.gov.vn 18. Trang Web: http://www.wikipedia

82

PHỤ LỤC 1. Mô tả các trƣờng dữ liệu thuộc tính năm 1960

STT Mã trƣờng Kiểu dữ liệu Null Mô tả trƣờng

1. Khuchu Text Khu bản đồ

2. Tento Text Tên tờ bản đồ

3. Sothua Double Số thửa đất

4. Nambđ Text Năm thành lập bản đồ

5. TD_MA60 Text Mã thửa đất

6. Sonha Text Số nhà

7. Tenpho Text Tên phố

8. Vung Text Vùng cấp bằng khoán

điền thổ

9. Sobangkhoan Double Số bằng khoán

10. Ngaydangky date Ngày đăng ký

11. DT Double Diện tích thửa đất

12. Chusohua Text Chủ sở hữu thửa đất

13. Ghichu Text Ghi chú

14. HTSH Text Hình thức sở hữu

83

2. Mô tả các trƣờng dữ liệu thuộc tính năm 1999

STT Mã trường Kiểu dữ liệu Null Mô tả trường

1 Sothua Double Tên tờ bản đồ

2 tentoBĐ Text Phiên hiệu mảnh bản đồ

3 TD_MA99 Text Mã thửa đất năm 1999

4 Diachi Text Địa chỉ nhà

5 CSD_HSKT Text Tên chủ trên hồ sơ kỹ thuật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 MaGCN Text Mã giấy chứng nhận

7 CSD_GCN Text Tên chủ trên giấy chứng

nhận

8 QĐ_GCN Text Số quyết định cấp giấy

chứng nhận

9 NgaycapGCN date Ngày cấp giấy chứng nhận

10 MĐSD Text Mục đích sử dụng

11 DT Double Diện tích

12 Ghichu Ghi chú

13 Doituongdenghi Tên các tổ chức, cá nhân, cơ

quan yêu cầu cung cấp thông tin

84

3. Bảng danh mục các lớp đối tƣợng bản đồ

STT Tên viết tắt Mô tả Kiểu ký hiệu

1 Lớp đối tượng về ranh giới phường

PH_MA Mã phường Point

PH_DU Ranh giới phường polygon

PH_VU Vùng phường

2 Lớp đối tượng về tờ bản đồ

TO_MA Mã tên tờ bản đồ Point

TO_VU Vùng của tờ bản đồ polygon

3 Lớp đối tượng về thửa đất

TD_SO Số thửa đất Point

TD_MA Mã thửa đất Point

TD_DT Diện tích thửa đất Point

TD_DU Ranh giới thửa đất Polyline

TD_VU Vùng thửa đất polygon

4 Lớp đối tượng về nhà

NH_SO Số nhà Point

NH_DU Tường nhà Polyline (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NH_LO Loại nhà Point

5 Lớp đối tượng về đường phố

DU_DU Đường phố Polyline

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu phục vụ công tác xác minh nguồn gốc nhà đất khu phố cổ tại thành phố Hà Nội (lấy ví dụ tại phường Hàng Mã (Trang 75)