III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTDL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
a. Nguồn ngân sách Nhà nước
Nguồn vốn ngân sách Nhà nước bao gồm 2 nguồn chính là nguồn hỗ trợ từ trung ương thông qua Bộ, ngành, DNNN và nguồn thứ hai là nguồn từ ngân sách địa phương. Đối với Phú Thọ thì đầy là 2 nguồn cơ bản, có vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu vốn đầu tư nói chung và đầu tư cho CSHTDL nói riêng.
Năm 2001, nguồn vốn ngân sách nhà nước đạt 529 tỷ đồng, chiếm 83,04% tổng số vốn đầu tư xây dựng CSHTDL. Năm 2002, 2003, nguồn vốn này tăng lên đạt 969 tỷ đồng vào năm 2002 và 1893 tỷ đồng vào năm 2003. Đến năm 2004, con số này giảm đi còn 1416 tỷ đồng, đây là năm duy nhất sụt giảm trong cả giai đoạn nghiên cứu. Sau đó, nguồn vốn này lại tiếp tục xu hướng tăng lên và đến năm 2008, con số này đạt 2847 tỷ đồng.
Bảng 2.9: Vốn đầu tư xây dựng CSHTDL từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2008
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng vốn đầu tư xây dựng CSHTDL (tỷ đồng) 637 1198 2336 1711 2284 2497 2763 3538 Vốn ngân sách nhà nước (tỷ đồng) 529 969 1893 1416 1895 2058 2262 2847 Tỷ lệ trong tổng số (%) 83.0 5 80.88 81.04 82.76 82.97 82.42 81.87 80.47 Tốc độ tăng trưởng (lần) 1.83 1.95 0.75 1.34 1.09 1.10 1.26
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ)
Từ bảng 2.9 có thể thấy nguồn vốn ngân sách Nhà nước tăng lên với tốc độ rất cao trong 2 năm 2002-2003 (năm 2002 là 83 và 2003 là 95%), năm 2004, tốc độ tăng trưởng đạt âm (-20%), từ năm 2005 đến 2008, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ngân sách nhà nước có xu hướng biến động không ổn định. Năm 2006 đạt 9%, 2007 là 10% và 2008 là 26%.