5 Dư nợ cá nhân và hộ gia đình 44.324.11 69.034.678 86.16
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên
Nguyên nhân khách quan:
Do ảnh hưởng của chính sách phát triển dịch vụ ngân hàng tại nước ta
Ngân hàng nhà nước Việt Nam chưa có chính sách rõ ràng về việc phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp. Tuy lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay được thả nổi, các ngân hàng thương mại được tự do kinh doanh và đề ra lãi suất song những thời kỳ khó khăn như năm vừa qua, Ngân hàng Nhà nước lại thắt chặt lãi suất tiền gửi và tiền cho vay của các ngân hàng. Thống nhất trong khối ngân hàng cần giảm lãi suất tiền gửi cùng lãi suất cho vay xuống khoảng 16%, gây ra khó khăn trong việc huy động vốn của ngân hàng.
Khủng hoảng kinh tế gây ảnh hưởng không tốt
Tình hình khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 đã làm cho ngành ngân hàng tài chính rơi vào sự suy thoái nặng nề. Ngân hàng thiếu nguồn vốn để hoạt động dịch vụ tín dụng, vì thế kéo theo sự biến động của lãi suất tiền gửi khách hàng doanh nghiệp lẫn cá nhân. Hoàng Quốc Việt khuyến khích thu hút vốn bằng cách tăng lãi suất tiền gửi lên 16%, thậm chí là 18% vào giai đoạn giữa năm 2008. Chính sự tăng lãi suất tiền gửi đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, muốn cân bằng được nó ngân hàng Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt buộc phải tăng lãi suất cho vay lên cao, làm giảm lượng khách hàng doanh nghiệp tham gia vay vốn. Như vậy khủng hoảng tài chính trong năm 2008 vừa qua đã gây tổn thất nặng nề cho tín dụng Việt Nam cũng như tín dụng Hoàng Quốc Việt.
Không chỉ dịch vụ tín dụng mà cả dịch vụ thanh toán quốc tế cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh, ngân hàng không
cung ứng được dịch vụ Thanh toán quốc tế, không mở rộng được số lượng doanh nghiệp theo đà phát triển mạnh mẽ như năm 2007, vì thế đã làm giảm đáng kể lượng khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh.
Nguyên nhân chủ quan:
Ứng dụng công nghệ còn non kém
Tại các ngân hàng thương mại Việt Nam việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại còn là vấn đề cần khắc phục. Điều kiện về vốn, về khả năng quản lý và sử dụng dịch vụ mang tính công nghệ cao còn phải phụ thuộc vào khả năng của cán bộ nhân viên ngân hàng. Tại Hoàng Quốc Việt, tuy đội ngũ nhân viên có trình độ đại học nhưng cái chính yếu là chuyên viên ngành kinh tế vì thế việc tiếp cận công nghệ thông tin sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, Hoàng Quốc Việt chỉ là một chi nhánh nên không có bộ phận IT ngay trong ngân hàng, vì thế khi hỏng hóc thiết bị phần mềm sẽ cần phải chờ cán bộ IT trên hội sở cử về, điều đó làm chậm tiến trình cung ứng dịch vụ gây ra nhiều ảnh hưởng cho cán bộ ngân hàng và khách hàng đang tham gia sử dụng dịch vụ.
Chiến lược phát triển đội ngũ nhân viên còn hạn chế
Đội ngũ nhân viên Hoàng Quốc Việt tuy có trình độ chuyên môn song vì là lực lượng còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác lập kế hoạch chiến lược phát triển cho ngân hàng. Đồng thời số lượng nhân viên có trình độ trên đại học chỉ chiếm 10% tức 3 người quản lý ngân hàng, một nửa trong số đó chỉ mới có bằng C tiếng anh, còn khoảng 5% là có trình độ ngoại ngữ quốc tế như Toefl, Ielts. Điều này gây ra một số hạn chế trong sử lý các bộ chứng từ hợp đồng bằng tiếng anh cho khách hàng. Vì vậy Hoàng Quốc Việt cần có chiến lược rõ ràng về việc đào tạo đội ngũ nhân viên thật xuất sắc để phục vụ cho sự phát triển dịch vụ cho sự phát triển chung của ngân hàng.
Tóm lại, chương 2 đã phân tích được thực trạng phát triển các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong thời
gian Việt Nam là thành viên của WTO. Khi Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng cũng như Habubank đứng trước những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn đòi hỏi Habubank cần phải có những chính sách duy trì và phát triển dịch vụ cung ứng. Nhìn chung quá trình phát triển của Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt cũng đã có một số nét nổi bật cơ bản trong thị trường tài chính- ngân hàng. Song bên cạnh đó cũng còn một số tồn tại vì những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng tài chính hiện nay. Để giải quyết những tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại đó chương 3 sẽ trình bày cụ thể các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập WTO của Habubank
KẾT LUẬN
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải có những chính sách phát triển phù hợp để có thể giữ được thị phần trong nước và vươn xa ra thị trường nước ngoài. Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với tiềm lực sẵn có đã thiết lập chính sách phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp nhằm làm đa dạng thêm dịch vụ cung ứng và nâng cao chất lượng dịch vụ để củng cố hình ảnh một ngân hàng đạt chuẩn quốc gia, một ngân hàng xứng đáng với danh hiệu “ Ngân hàng Thương hiệu mạnh” được Cục xúc tiến thương mại – Bộ công thương và thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng.
Trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học giữa lý luận và thực tiễn, chuyên đề đã phân tích được những vấn đề căn bản nhất về hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Hoàng Quốc Việt theo hệ thống sau:
Phân tích được khái quát nhất về ngân hàng thương mại, về dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp và tính cấp thiết cần phải phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại chi nhánh.
Phần thứ 2, chuyên đề đã nêu lên được thục trạng phát triển dịch vụ tại Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt và đánh giá sự phát triển đã đem lại những kết quả to lớn nào cho ngân hàng, và còn những hạn chế tồn tại nào cần khắc phục.
Vì tầm hiểu biết còn hạn hẹp nên em kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ cô để có thể nghiên cứu một cách toàn diện hơn.
Một lần nữa em chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Hường – Phó trưởng khoa Thương mại & kinh tế quốc tế trong thời gian qua đã tận tình giúp đỡ em định hướng và hoàn thiện bài viết. Đồng thời em xin cảm ơn các anh chị trong chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã nhiệt tình chỉ bảo và cung cấp tài liệu cho em hoàn thành khóa luận.